Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một loại hồ sơ quan trọng thuộc diện bắt buộc chủ doanh nghiệp cần phải lập theo quy định của pháp luật. Báo cáo giám sát còn là công cụ để cơ quan chức năng có thể giám sát được tình hình nguồn thải ô nhiễm tại dự án hoạt động để quản lý môi trường được tốt hơn. Vậy những quy định pháp luật nào liên quan đến hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ ? Xem bài viết sau để hiểu hơn nhé.
Nội dung bài viết
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hồ sơ như thế nào ?
Tình hình ô nhiễm môi trường tại Việt Nam diễn ra hết sức phức tạp, bắt buộc phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng nhằm ràng buộc trách nhiệm và tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong vấn đề thực hiện xử lý nguồn thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Và báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một trong những giấy tờ pháp lý bắt buộc doanh nghiệp cần phải thực hiện.
Thực chất, báo cáo giám sát môi trường định kỳ là tên gọi cũ, thường sử dụng nhiều từ nằm 2015 trở về trước, và từ năm 2015 trở đi thì thường sử dụng với tên gọi mới là báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Năm 2020 trở đi thì việc lập báo cáo quan trắc sẽ gộp chung vào hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Căn cứ theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường, báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một bản ghi kết quả quan trắc môi trường về nước thải, khí thải, chất thải nguy hại,… tại cơ sở định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm phải đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại cơ sở, sau đó gửi báo cáo về cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt hồ sơ như Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TNMT tại khu vực dự án hoạt động.
Mục đích lập hồ sơ chính là đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường và xác định nguồn thải ô nhiễm nào vượt mức cho phép, qua đó có các biện pháp xử lý, ngăn chặn và giảm thiểu sao cho phù hợp nhất.
Đối tượng và chu kỳ thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
1. Đối tượng thực hiện:
Các đối tượng đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường ĐTM trước khi đi vào hoạt động thì đều phải tiến hành lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Cụ thể hơn đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động tại Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường.
Điển hình như các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, các nhà máy, xí nghiệm, nhà xưởng, các trung tâm thương mại, trung tâm khám chữa bệnh, nhà trọ, khách sạn, nhà hàng,… đều phải định kỳ thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
2. Chu kỳ thực hiện:
– Lập 6 tháng 1 lần với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thuộc nhóm đối tượng thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Lập 3 tháng 1 lần với các doanh nghiệp có quy mô lớn, thuộc nhóm đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường ĐTM.
– Lập 1 năm 1 lần với các dự án hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Với các đối tượng đã có hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động và liên tục theo quy định tại điều 26 trong thông tư 43/2015/TT-BTNMT thì chỉ cần thực hiện quan trắc định kỳ nước thải, khí thải theo quy định với các thông số chưa được tự động và giám sát liên tục.
Các cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015 / NĐ-CP và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015 / NĐ-CP thì không phải thực hiện theo quy định. giám sát khí thải.
Nội dung và thời điểm thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ
1. Nội dung thực hiện:
– Tiến hành lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quý dựa theo mẫu A1 trong thông tư 43/2015/TT-BTNMT.
– Tiến hành lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ tổng hợp hàng năm theo mẫu A2 trong thông tư 43/2015/TT-BTNMT.
2. Thời điểm thực hiện:
Tùy vào dự án có quy mô như thế nào mà chu kỳ thực hiện sẽ khác nhau, vì dụ như sau:
– Nếu dự án có quy mô lớn thì việc tiến hành lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ thực hiện 4 lần vào các tháng 3, 6, 9 và tháng 12 và nộp trước các ngày 30/4, 30/7, 30/10 và 30/1 của năm tiếp theo.
– Nếu dự án có quy mô vừa và nhỏ thì tiến hành lập 2 lần 1 năm vào tháng 6 và tháng 12, nộp trước ngày 30/7 và 30/1 của năm kế tiếp.
– Trường hợp nộp báo cáo thường niên thì nộp trước ngày 15/3 của năm sau.
Xem thông tin về nghị định 43/2015/TT-BTNMT tại đây
Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT
Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ được xem là một phần cực kỳ quan trọng trong việc làm báo cáo môi trường. Đây là báo cáo mà bắt buộc doanh nghiệp cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Các bạn có thể theo dõi mẫu trong file pdf sau:
SGE – Dịch vụ chuyên lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ giá rẻ
Hồ sơ môi trường là hồ sơ pháp lý quy định lập cho doanh nghiệp, tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp thì không thể nào đều có bộ phận môi trường, đội ngũ nhân viên có kỹ năng thực hiện hồ sơ. Vì thế tốt nhất nên tìm một đơn vị, công ty tư vấn có thể thay mặt doanh nghiệp lập hồ sơ được tốt nhất.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một loại hồ sơ quan trọng và thuộc diện bắt buộc doanh nghiệp phải lập. Chính vì thế, bạn nên cần một đơn vị tư vấn môi trường để có thể thay mặt bạn thực hiện lập một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
SGE là một công ty tư vấn môi trường tại TPHCM, chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện các loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần lập trước và sau khi đi vào hoạt động. Với đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, am hiểu luật môi trường cũng như các loại hồ sơ, chắc chắn sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn các thắc mắc về hồ sơ môi trường một cách chuẩn xác nhất.
Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn của doanh nghiệp trong việc tiến hành hồ sơ, vì thế SGE có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện lập báo cáo giám sát từ a – z với chi phí rẻ nhất, hoàn thành nhanh chóng và tới kỳ báo cáo, nhân viên của SGE sẽ gọi tư vấn và nhắc nhở quý doanh nghiệp thực hiện theo đúng chu kỳ, tránh các phiền phức về sau.
Quy trình thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ của SGE
Khi hợp tác với công ty tư vấn môi trường SGE để thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, SGE sẽ thực hiện hồ sơ qua 7 bước lập như sau:
– Bước 1: nhân viên tư vấn SGE sẽ tiếp nhận hồ sơ theo sự phân công.
– Bước 2: nhân viên sẽ liên hệ lại với khách hàng để yêu cầu cung cấp thông tin và các giấy tờ cần thiết để phục vụ cho việc viết hồ sơ. Nếu cần thiết sẽ trực tiếp đến dự án để khảo sát thực tế nhằm nắm rõ tình hình hơn.
– Bước 3: Chúng tôi sẽ liên hệ khách hàng thông báo ngày lấy mẫu. Thống kê số lượng mẫu, các thông số đo đạc, liên hệ với trung tâm phân tích để sắp xếp lịch đo đạc sao cho phù hợp.
– Bước 4: Viết báo cáo: sau 7 ngày, kết quả phân tích sẽ có và chúng tôi kết hợp với các thông tin, giấy tờ liên quan đến dự án để tiến hành viết và hoàn chỉnh báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
– Bước 5: kiểm tra lần cuối báo cáo, lỗi chính tả,… sau đó, nhân viên chúng tôi sẽ gửi file cho khách hàng kiểm tra và xác nhận hồ sơ trước khi tiến hành in và đóng cuốn.
– Bước 6: in và đóng cuốn số lượng báo cáo theo cam kết nộp và nộp báo cáo tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
– Bước 7: liên hệ trả báo cáo giám sát môi trường định kỳ đã được đóng dấu xác nhận của cơ quan chức năng cho khách hàng và thanh toán chi phí thực hiện hồ sơ.
Hiện nay, báo cáo giám sát môi trường định kỳ đã được đổi tên thành báo cáo công tác bảo vệ môi trường và áp dụng thông tư mới là 25/2019/TT-BTNMT. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện lập báo cáo giám sát, có thể liên hệ với SGE chúng tôi theo địa chỉ sau: