Các cơ sở chăn nuôi nào phải lập giấy phép môi trường?

Giấy phép môi trường đối với cơ sở chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý tác động môi trường từ hoạt động chăn nuôi. Giúp đảm bảo các cơ sở chăn nuôi tuân thủ các quy chuẩn môi trường, góp phần bảo vệ và duy trì môi trường bền vững. Vậy, các cơ sở chăn nuôi nào phải lập giấy phép môi trường? Hãy tìm hiểu ở bài viết này cùng công ty Môi trường Sài Gòn (SGE) nhé!

giấy phép môi trường đối với cơ sở chăn nuôi

1. Giấy phép môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi và các quy định pháp lý liên quan đến giấy phép

Giấy phép môi trường là một trong những công cụ quan trọng để quản lý và kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chăn nuôi. Giấy phép môi trường là một văn bản pháp lý được cấp phép bởi các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo rằng hoạt động chăn nuôi được thực hiện theo các quy định về môi trường.

Mục đích chính của giấy phép môi trường là đảm bảo rằng các hoạt động chăn nuôi được thực hiện một cách bền vững và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Các cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng các yêu cầu về xử lý chất thải, quản lý nước thải, đảm bảo các chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi được xử lý một cách an toàn và không gây ô nhiễm môi trường.

Các căn cứ pháp lý liên quan đến giấy phép môi trường:

  • Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

2. Các cơ sở chăn nuôi phải lập giấy phép môi trường?

Theo quy định các cơ sở chăn nuôi có quy mô từ 10 đơn vị vật nuôi trở lên phải thực hiện giấy phép môi trường. Cụ thể như sau:

  • Các cơ sở có công suất lớn: từ 1000 đơn vị vật nuôi trở lên thuộc đối tượng dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao.
  • Các cơ sở có công suất trung bình: từ 100 đến dưới 1000 đơn vị vật nuôi thuộc đối tượng dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Các cơ sở có công suất nhỏ: từ 10 đến dưới 100 đơn vị vật nuôi trở lên thuộc đối tượng dự án đầu tư nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở chăn nuôi:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường cho các cơ sở đã được Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường cho các cơ sở thuộc dự án đầu tư thuộc nhóm II hoặc dự án đầu tư thuộc nhóm III nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường cho các cơ sở còn lại thuộc dự án đầu tư thuộc nhóm III.

3. Quy trình xin cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở chăn nuôi

Việc có giấy phép môi trường đòi hỏi các chủ cơ sở chăn nuôi phải tuân thủ các quy chuẩn môi trường được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền. Quy trình xin cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở chăn nuôi là rất quan trọng, thường bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau đây:

  • Đơn xin cấp giấy phép môi trường của cơ sở (còn được gọi là văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường).
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở.
  • Các tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác liên quan đến cơ sở.

Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền.

  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sẽ được đến cơ quan có thẩm quyền bằng cách gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và kiểm tra thực tế cơ sở.

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Sau đó, công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở.
  • Đồng thời, tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và tiến hành kiểm tra thông tin thực tế về cơ sở.

Bước 4: Tổ chức thẩm định và cấp giấy phép môi trường.

  • Trong bước này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sẽ tiến hành tổ chức thẩm định, đánh giá các tác động môi trường của cơ sở và cấp giấy phép môi trường cho cơ sở.

Lưu ý: Nếu cơ sở có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trước khi cấp giấy phép môi trường.

giấy phép môi trường cho cơ sở chăn nuôi

Công ty Môi trường Sài Gòn (SGE) là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh. SGE cam kết đem đến những giải pháp tối ưu, hiệu quả nhằm bảo vệ và duy trì sự cân bằng môi trường bền vững.

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, SGE chuyên cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường cho các cơ sở chăn nuôi. SGE luôn nỗ lực để cung cấp dịch vụ có giá trị tốt nhất, giúp cơ sở, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nguồn lực.

SGE luôn mong muốn trở thành đối tác đáng tin cậy của quý khách hàng trong việc tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến giấy phép môi trường. Hãy liên hệ ngay với SGE qua thông tin địa chỉ dưới đây nhé!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

Hotline: 0938.984.365

Mail: kimdungsge23@gmail.com

Website: https://moitruongsge.com

++ Có thể bạn quan tâm: Mẫu giấy phép môi trường cấp huyện

Hãy bình chọn cho post này bạn nhé!