Giấy phép môi trường là một công cụ quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát tác động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường. Giấy phép giúp bảo vệ, duy trì sự cân bằng môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường.
Vậy mẫu số 40 giấy phép môi trường được quy định như thế nào? bao gồm những gì? Hãy tìm hiểu chi tiết ở bài viết này cùng Công ty Môi trường Sài Gòn (SGE) nhé!
1. Mẫu số 40 giấy phép môi trường
Mẫu giấy phép được quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT bao gồm những nội dung chính như sau:
- Tên cơ quan cấp giấy phép
- Các căn cứ pháp lý
- Thông tin chung của dự án, cơ sở
- Nội dung cấp giấy phép môi trường và các yêu cầu bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở
- Quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ dự án, cơ sở
- Thời hạn của giấy phép môi trường dự án, cơ sở
- Đính kèm các phụ lục theo quy định của cơ quan cấp phép
2. Các quy định khác liên quan đến giấy phép môi trường
Quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường:
Các dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I hoặc nhóm II hoặc nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý. Nếu có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Các trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công, được miễn thực hiện giấy phép môi trường.
Quy định về thời hạn của giấy phép môi trường:
Thời hạn giấy phép môi trường của dự án, cơ sở được quy định như sau:
- Giấy phép có thời hạn là 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường tương tự với dự án đầu tư nhóm I.
- Giấy phép có thời hạn là 10 năm đối với các đối tượng còn lại.
- Thời hạn giấy phép môi trường có thể ngắn hơn so với thời hạn trên tùy theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Quy định về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho đối tượng đã được Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các đối tượng nằm trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm nhận trách nhiệm quản lý hành chính.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các cơ sở có hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các dự án đầu tư, cơ sở thuộc lĩnh vực bí mật nhà nước liên quan đến quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư thuộc nhóm II và các dự án đầu tư thuộc nhóm III nằm trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các đối tượng còn lại.
3. Quy trình cấp giấy phép môi trường
Quy trình thực hiện giấy phép môi trường bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường. Hồ sơ này bao gồm văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và tài liệu pháp lý, kỹ thuật khác liên quan đến dự án.
Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường được gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ có thể gửi hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Sau đó, tiến hành công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc doanh nghiệp theo quy định của pháp luật). Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và tiến hành kiểm tra thực tế thông tin về dự án, cơ sở.
Bước 4: Xử lý thủ tục hành chính và cấp giấy phép môi trường
- Sau khi, xem xét tổng thể hồ sơ và thực tế dự án, cơ quan nhà nước tiến hành thẩm định và cấp giấy phép môi trường cho dự án, cơ sở.
Lưu ý:
Trong trường hợp dự án có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trước khi cấp giấy phép môi trường.
Ngoài ra, đối với dự án nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường cũng phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
Công ty Môi trường Sài Gòn (SGE) là một trong những đơn vị hàng đầu về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, SGE đã xây dựng một dịch vụ chuyên nghiệp về xin cấp giấy phép môi trường, nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định pháp luật, góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
Với dịch vụ lập giấy phép môi trường của SGE, các doanh nghiệp có thể yên tâm về việc tuân thủ quy định pháp luật môi trường. Đồng thời, giúp tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, từ đó tập trung vào hoạt động kinh doanh chính và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.
Với cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng, Công ty Môi trường Sài Gòn là địa chỉ đáng tin cậy để lập giấy phép môi trường và các dịch vụ môi trường khác. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết về dịch vụ của SGE nhé!
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0938.984.365
Mail: kimdungsge23@gmail.com
Website: https://moitruongsge.com
++có thể bạn quan tâm: xin cấp giấy phép môi trường mới nhất