Quy định về giấy phép môi trường mới nhất

Giấy phép môi trường là một văn bản pháp luật quan trọng đối với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư dự án, kinh doanh dịch vụ, các cơ sở sản xuất kinh doanh và được ban hành theo Luật bảo vệ môi trường 2020. Vậy hồ sơ giấy phép môi trường có những thông tin gì? Các bạn có thể cùng với công ty tư vấn môi trường Sài Gòn (SGE) theo dõi qua bài viết sau để hiểu rõ hơn.

1. Những đối tượng nào cần phải thực hiện giấy phép môi trường?

Áp dụng tại Mục 4 điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020 những đối tượng sau cần phải có giấy phép môi trường:

  • Đối tượng thứ nhất: các dự án đầu tư thuộc nhóm I, II, III có phát sinh về nước thải, khí thải, bụi thải hoặc phát sinh ra các loại chất thải nguy hại ra môi trường.
  • Đối tượng thứ hai: các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụm công nghiệp, hoạt động trước ngày 01/01/2022 có các tiêu chí về môi trường như đối tượng thứ nhất.

Lưu ý: các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn thực hiện giấy phép môi trường.

++Chi tiết các đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường

2. Tìm hiểu về nội dung cấp giấy phép môi trường?

Trong giấy phép môi trường sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

  • Thông tin về nguồn phát sinh và tiếp nhận nước thải bao gồm các yếu tố sau: lưu lượng nước thải, nguồn của nước thải, phương pháp xả thải và dòng chảy của nước thải. Ngoài ra, cũng cần cung cấp thông tin về các chất gây ô nhiễm trong nước thải và giá trị giới hạn cho từng chất ô nhiễm theo dòng chảy của nước thải.
  • Thông tin về khí thải đề cập đến nguồn phát sinh, lưu lượng, vị trí của nguồn khí thải, phương pháp xả khí và các dòng khí thải. Bên cạnh đó, cũng cung cấp thông tin về các chất gây ô nhiễm trong khí thải và giới hạn cho phép của chúng theo từng loại khí thải.
  • Các thông tin liên quan đến tiếng ồn và độ rung cũng được nêu rõ, bao gồm nguồn phát sinh cùng với các giá trị giới hạn.
  • Đối với một dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đưa ra các thông tin cụ thể như địa điểm hoạt động, công trình, hệ thống thiết bị xử lý sử dụng, mã chất thải nguy hại và khối lượng chất thải được phép xử lý, cũng như số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại.
  • Ngoài ra, đối với dự án nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, cần nêu rõ loại phế liệu và khối lượng phế liệu được phép nhập.
giấy phép môi trường
SGE – Đơn vị cung cấp dịch vụ lập giấy phép môi trường

3. Quy trình, thủ tục và hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường?

Quy định tại điều 43 Luật bảo vệ môi trường 2020 để đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép môi trường, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ được cung cấp bởi chủ đầu tư, cơ sở:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án, cơ sở ( quy định tại phụ lục XIII theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án, cơ sở theo quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
  • Các tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác liên quan đến dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc khu tập trung, cụm công nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Chủ đầu tư dự án, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Hồ sơ cấp giấy phép môi trường có thể được gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc được gửi thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 3: Thẩm định và cấp giấy phép môi trường

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của nó. Sau đó sẽ công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (trừ thông tin bí mật nhà nước hoặc doanh nghiệp) và tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Cơ quan này cũng sẽ tiến hành kiểm tra thực tế và thực hiện thẩm định để cấp giấy phép môi trường.
  • Trước khi cấp giấy phép môi trường cho các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc khu tập trung cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải thu thập ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận từ cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi.
  • Đối với các dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan nhà nước cũng phải thu thập ý kiến bằng văn bản từ chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trước khi cấp giấy phép môi trường.
giấy phép môi trường
Quy trình thực hiện giấy phép môi trường

4. Căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường?

Giấy phép môi trường được cấp dựa trên căn cứ:

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường tại bước 1 của quy trình, thủ tục cấp giấy phép trên.
  • Dựa vào báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt kết quả thẩm định bởi cơ quan Nhà nước.
  • Dựa vào quy hoạch bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường và khả năng chịu tải của môi trường được quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Dựa vào các quy định pháp luật có liên quan khác.

Về thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định theo khoản 2 điều 42 Luật bảo vệ môi trường 2020 như sau:

  • Phải có giấy phép môi trường trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với các dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
  • Phải có giấy phép trước khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản (đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản), phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ (đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí), phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng, quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
  • Phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động chính thức trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực sẽ phải có giấy phép môi trường trong vòng 36 tháng kể từ ngày 01/01/2022 (tức là phải có giấy phép trước ngày 01/01/2025). Đối với trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy phép thành phần sẽ được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn hoặc sử dụng đến ngày 01/01/2027 đối với các giấy phép thành phần không có thời hạn.
  • Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải đối với trường hợp dự án đầu tư, cơ sở được thực hiện theo nhiều giai đoạn, có nhiều công trình, hạng mục công trình. Giấy phép môi trường được cấp sau sẽ bao gồm nội dung giấy phép môi trường được cấp trước vẫn còn hiệu lực.

Lưu ý: Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường và giấy phép thành phần sẽ hết hiệu lực kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực.

5. Giấy phép môi trường được cấp bởi cơ quan chức năng nào?

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các dự án được quy định như sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho các dự án được Bộ phê duyệt kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường hoặc các dự án nằm trên 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp đối với các dự án thuộc bí mật Nhà nước.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh cấp đối với các dự án đầu tư nhóm II hoặc nằm trên 02 đơn vị hành chính cấp huyện.
  • Ủy ban nhân dân huyện cấp cho các dự án còn lại thuộc đối tượng thực hiện giấy phép môi trường.
giấy phép môi trường
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường

6. Quy định về thời hạn cấp giấy phép môi trường?

  • Thời gian để cấp giấy phép môi trường không quá 45 ngày làm việc đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An.
  • Thời gian tối đa để cấp giấy phép môi trường không quá 30 ngày làm việc đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Lưu ý: Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định về thời gian cấp phép ngắn hơn so với thời gian quy định trên phù hợp với loại hình, tính chất và quy mô của doanh nghiệp.

7. Giấy phép môi trường sẽ có thời hạn bao lâu?

Về thời hạn của giấy phép môi trường được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020 như sau:

  • Đối với các dự án đầu tư nhóm I và các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, các khu công nghiệp hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành thì thời hạn là 7 năm.
  • Đối với các đối tượng còn lại sẽ có thời hạn 10 năm.

8. Các trường hợp cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng và thu hồi giấy phép môi trường?

  • Cấp đổi đối với trường hợp thay đổi tên dự án hoặc tên chủ dự án, cơ sở nhưng không thay đổi nội dung khác trong giấy phép.
  • Xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép đối với trường hợp thay đổi nội dung cấp phép theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở. Sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm đối với dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất có thể xem xét điều chỉnh lại giấy phép môi trường để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.
  • Cấp lại đối với các trường hợp giấy phép môi trường hết hạn hoặc dự án đầu tư, cơ sở thay đổi về tăng công suất, quy mô, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường (trừ các trường hợp thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
  • Tước quyền sử dụng khi dự án, cơ sở vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
  • Đối với các trường hợp giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái quy định của pháp luật giấy phép môi trường đó sẽ bị thu hồi.

9. Quy định về phí thẩm định cấp giấy phép môi trường? 

  • Các chủ dự án đầu tư, cơ sở phải chịu trách nhiệm nộp phí thẩm định, cấp lại và điều chỉnh giấy phép môi trường cho cơ quan Nhà nước.
  • Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, cấp lại và điều chỉnh giấy phép môi trường được quy định bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của cơ quan nhà nước trung ương.
  • Đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, cấp lại và điều chỉnh giấy phép được quy định bởi hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
đơn vị chuyên lập giấy phép môi trường
SGE – Công ty chuyên lập giấy phép môi trường cho doanh nghiệp

10. SGE – Công ty chuyên lập giấy phép môi trường uy tín, chuyên nghiệp nhất

Là một hồ sơ quan trọng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ để kiểm tra, giám sát, thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cụm công nghiệp. Cũng là cơ sở để chủ dự án, cơ sở thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình. Vì vậy, việc xin cấp giấy phép môi trường là rất quan trọng và cần thiết đối với các dự án đầu tư, cơ sở.

Nếu doanh nghiệp đang cần tư vấn lập hồ sơ giấy phép môi trường thì không thể nào bỏ qua SGE. Chúng tôi tự hào là công ty tư vấn môi trường hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong hơn 10 năm hoạt động SGE nhận được nhiều sự tín nhiệm, tin tưởng của các doanh nghiệp trên khắp cả nước, đặc biệt là dịch vụ tư vấn lập hồ sơ môi trường và xử lý nước thải.

Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm cao, nắm rõ các loại hồ sơ môi trường cùng căn cứ pháp lý, chắc chắn có thể thực hiện và hoàn thành tốt hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. SGE cam kết:

– Thực hiện hồ sơ đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Đảm bảo hồ sơ hoàn thành đúng tiến độ, hỗ trợ doanh nghiệp 24/7.

– Dịch vụ, giá thành hợp lý và cạnh tranh nhất thị trường.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với SGE chúng tôi qua hotline: 0938.984.365 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể nhé. 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0909.997.365

Mail: xulymoitruongsg.vn@gmail.com

Website: https://moitruongsge.com

5/5 - (15 bình chọn)