Giấy phép môi trường là một loại giấy phép được cấp bởi các cơ quan quản lý môi trường, nhằm quản lý và kiểm soát các hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Giấy phép là một công cụ quan trọng để đảm bảo sự bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Hãy cùng Công ty môi trường Sài Gòn (SGE) tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến giấy phép cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường qua bài viết này nhé!

Nội dung bài viết
- 1 1. Quy định về giấy phép môi trường
- 1.1 1.1 Định nghĩa giấy phép môi trường và tầm quan trọng của giấy phép
- 1.2 1.2 Đối tượng phải lập giấy phép phép môi trường
- 1.3 1.3 Về nội dung của giấy phép môi trường
- 1.4 1.4 Quy định về thời hạn giấy phép môi trường
- 1.5 1.5 Về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
- 1.6 1.6 Căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường
- 1.7 1.7 Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép môi trường
- 1.8 1.8 Thời hạn cấp giấy phép môi trường
- 1.9 1.9 Quy định về cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép
- 1.10 1.10 Phí thẩm định xin cấp giấy phép môi trường
- 2 2. Môi trường Sài Gòn – Đơn vị xin cấp giấy phép môi trường cho doanh nghiệp
1. Quy định về giấy phép môi trường
1.1 Định nghĩa giấy phép môi trường và tầm quan trọng của giấy phép
Được quy định lần đầu tại Luật bảo vệ môi trường 2020, giấy phép môi trường là một văn bản pháp lý được cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải được phép xả thải ra môi trường kèm theo yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Giấy phép môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và quy định liên quan đến môi trường. Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về khí thải, nước thải, quản lý chất thải nhằm đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra một cách hợp pháp, bền vững và không gây hại đến môi trường. Từ đó, góp phần xây dựng một môi trường bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, giấy phép môi trường có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Giấy phép còn là một công cụ quản lý hiệu quả để cơ quan nhà nước kiểm soát, giám sát và đánh giá các hoạt động kinh doanh có tiềm ẩn ảnh hưởng đến môi trường.
Qua đó giúp ngăn chặn, giảm thiểu sự ô nhiễm, giữ gìn và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo môi trường sống lành mạnh cho con người.
1.2 Đối tượng phải lập giấy phép phép môi trường
Tất cả các doanh nghiệp, dự án đang hoạt động hoặc trước khi hoạt động thuộc dự án đầu tư nhóm I hoặc nhóm II hoặc nhóm III có phát sinh bụi, khí thải, nước thải, chất thải nguy hại đều phải thực hiện giấy phép môi trường theo quy định. Tuy nhiên, các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn thực hiện giấy phép môi trường.
1.3 Về nội dung của giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:
- Các thông tin chung về dự án như tên dự án, cơ sở, quy mô, phạm vi hoạt động và địa điểm của dự án.
- Nội dung cấp giấy phép môi trường.
- Những yêu cầu về bảo vệ môi trường .
- Thời hạn của giấy phép môi trường .
- Các nội dung khác liên quan (nếu có).

1.4 Quy định về thời hạn giấy phép môi trường
- Các đối tượng thuộc dự án đầu tư nhóm I và các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động chính thức trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí môi trường như dự án đầu tư nhóm I, thời hạn giấy phép sẽ là 7 năm.
- Các dự án, cơ sở còn lại thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường, thời hạn giấy phép sẽ là 10 năm.
Lưu ý: Chủ dự án, cơ sở có thể đề nghị với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường về thời hạn của giấy phép nhưng thời gian đề nghị phải ngắn hơn 7 năm hoặc 10 năm.
1.5 Về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
Các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường cho đối tượng đã được Bộ phê duyệt kết quả đánh giá tác động môi trường và các dự án, cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép cho các dự án, cơ sở thuộc bí mật Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nhóm II và dự án đầu tư nhóm III nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép cho các đối tượng còn lại thuộc các dự án, cơ sở phải có giấy phép môi trường theo quy định.
1.6 Căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường được cấp dựa trên căn cứ:
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án, cơ sở cần cấp giấy phép
- Dựa vào báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt kết quả thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Dựa vào quy hoạch bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường và khả năng chịu tải của môi trường được quyết định bởi cơ quan nhà nước.
- Các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Dựa vào các quy định pháp luật có liên quan khác.
Về thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
- Khi tiến hành vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối các dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, yêu cầu phải có giấy phép môi trường trước.
- Theo quy định, yêu cầu phải có giấy phép môi trường trước khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản, phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động chính thức trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành sẽ phải có giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2025.
- Đối với trường hợp đã được cơ quan nhà nước cấp các loại giấy phép thành phần sẽ được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn hoặc sử dụng đến hết ngày 01/01/2027 đối với các giấy phép thành phần không có thời hạn.
- Đối với các dự án có nhiều giai đoạn, công trình, hạng mục công trình, giấy phép môi trường có thể cấp cho từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải đó. Tuy nhiên, giấy phép môi trường được cấp sau sẽ bao gồm nội dung giấy phép được cấp trước vẫn còn hiệu lực.
1.7 Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép môi trường
Quá trình xin cấp giấy phép môi trường cho một dự án hoặc cơ sở gồm ba bước chính:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ liên quan. Hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường (hay còn gọi là đơn xin cấp giấy phép môi trường), báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án, cơ sở, cùng các tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác liên quan đến dự án.
- Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bước tiếp theo là nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến ở dạng bản giấy hoặc bản điện tử.
- Bước 3: Quá trình thẩm định và cấp giấy phép môi trường do cơ quan có thẩm quyền tiến hành. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Đồng thời, công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Dựa trên thông tin thu thập được, cơ quan cấp giấy phép sẽ tiến hành thẩm định và cuối cùng cấp giấy phép cho dự án, cơ sở.

1.8 Thời hạn cấp giấy phép môi trường
Về thời hạn cấp giấy phép được quy định như sau:
- Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có thẩm quyền cấp, thời gian cấp không vượt quá 45 ngày kể từ khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được nhận.
- Giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp, thời gian cấp không vượt quá 30 ngày kể từ khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được nhận.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp ngắn hơn, tùy thuộc vào loại hình, quy mô và tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.
1.9 Quy định về cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép
Cấp đổi: áp dụng khi dự án, cơ sở thay đổi tên, chủ dự án, cơ sở mà không làm thay đổi bất kỳ nội dung nào khác trong giấy phép.
Điều chỉnh: Trường hợp thay đổi nội dung cấp phép theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở trong thời hạn của giấy phép. Đối với các dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, sau khi hoàn thành giai đoạn vận hành thử nghiệm có thể xem xét điều chỉnh lại giấy phép môi trường để phù hợp với khả năng hoạt động thực tế.
Cấp lại: Được áp dụng khi giấy phép môi trường đã hết hạn hoặc khi dự án, cơ sở thay đổi về tăng công suất, quy mô, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác gây tác động tiêu cực đến môi trường (trừ trường hợp thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
Tước quyền sử dụng: Được áp dụng khi dự án, cơ sở vi phạm quy định hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức độ cần tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Thu hồi giấy phép: Được áp dụng đối với các trường hợp giấy phép môi trường được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.
1.10 Phí thẩm định xin cấp giấy phép môi trường
Theo quy định hiện hành, các chủ dự án đầu tư, cơ sở phải chịu trách nhiệm nộp phí thẩm định, cấp lại và điều chỉnh giấy phép môi trường cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường được quy định bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của cơ quan nhà nước trung ương.
Đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép được quy định bởi hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

2. Môi trường Sài Gòn – Đơn vị xin cấp giấy phép môi trường cho doanh nghiệp
Công ty Môi trường Sài Gòn (SGE) là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thực hiện giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Với hơn 12 năm kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, SGE cam kết cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
SGE hiểu rằng việc đảm bảo môi trường bền vững là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, SGE đã xây dựng một đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn cao về quy trình và quy định môi trường để thực hiện một cách hiệu quả tất cả các hồ sơ môi trường cũng như giấy phép môi trường của doanh nghiệp.
Với SGE chất lượng dịch vụ và sự tận tâm đối với khách hàng là mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, Chúng tôi tự hào là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc thực hiện giấy phép môi trường và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc duy trì sự phát triển bền vững.
Một số lí do các doanh nghiệp nên chọn SGE là đơn vị xin cấp giấy phép môi trường:
- Có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực môi trường và đã thực hiện dự án xin cấp giấy phép
- Hỗ trợ, tư vấn tận tâm và chuyên nghiệp
- Đảm bảo tiến độ hồ sơ, thực hiện đúng quy định của pháp luật
- Chi phí dịch vụ hợp lý, cạnh tranh
- Cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng, uy tín
Nếu quý khách hàng đang tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp và đáng tin cậy để thực hiện giấy phép môi trường cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với SGE theo thông tin địa chỉ bên dưới. Đội ngũ nhân viên của SGE sẽ hỗ trợ và tư vấn một nhanh chóng nhất.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0938.984.365
Mail: kimdungsge23@gmail.com
Website: https://moitruongsge.com