Nhằm mục đích đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các hồ sơ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có nhiều sự thay đổi. Một số loại giấy phép môi trường thành phần và các chương trình quan trắc sẽ được tích hợp và gọi chung là giấy phép môi trường.
Như vậy, các loại giấy phép thành phần bao gồm những gì? Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp ra sao? Thời hạn cấp bao lâu? Công ty Môi trường Sài Gòn (SGE) sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thắc mắc trên.
Nội dung bài viết
Tích hợp 7 loại giấy phép môi trường?
Hiện nay, giấy phép môi trường được tích hợp từ 7 loại giấy phép môi trường thành phần sau:
– Thứ nhất, giấy xác nhận đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
– Thứ hai, giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
– Thứ ba, sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
– Thứ tư, giấy phép xả khí thải
– Thứ năm, giấy phép xử lý các chất thải nguy hại
– Thứ sáu, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Thứ bảy, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường?
Quy định tại điều 43 Luật bảo vệ môi trường 2020 để đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép môi trường, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chủ đầu tư, cơ sở cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường (phụ lục XIII nghị định 08/2022/NĐ-CP)
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung cụm công nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Thẩm định và cấp giấy phép môi trường
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, kiểm tra thực tế và tổ chức thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
- Trước khi cấp giấy phép môi trường cho các dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi.
- Đối với các dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, trước khi cấp giấy phép môi trường cơ quan nhà nước phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng.
Thời hạn cấp giấy phép môi trường?
Thời hạn cấp phép được tính từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đầy hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: không quá 45 ngày làm việc
- UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện: không quá 30 ngày làm việc
- Thời hạn cấp phép có thể ngắn hơn thời hạn quy định tùy thuộc vào loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
SGE tự hào là đơn vị tư vấn môi trường uy tín, chất lượng có thể thực hiện hồ sơ giấy phép môi trường cho doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật với chi phí và hiệu quả tốt nhất.
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn thêm về các hồ sơ môi trường, xin vui lòng liên hệ với SGE qua địa chỉ sau:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0938.984.365
Mail: kimdungsge23@gmail.com
Website: https://moitruongsge.com
++ Bài viết liên quan: nội dung giấy phép môi trường?