Báo cáo công tác bảo vệ môi trường – Môi trường SGE


Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được quy định tại thông tư 02/2022/TT-BTNMT, là một báo cáo trình bày các hoạt động và kết quả của một doanh nghiệp trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Báo cáo này thường được thực hiện hàng năm để đánh giá hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường đã thực hiện và đề xuất các kế hoạch cải tiến trong tương lai.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm những nội dung như việc đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường, mức độ ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất đến môi trường. Ngoài ra, báo cáo còn đề cập đến các giải pháp và hành động cụ thể đã thực hiện để giảm thiểu tác động xấu lên môi trường. Vậy các doanh nghiệp cần biết gì về hồ sơ này? Hãy cùng Công ty Môi trường Sài Gòn (SGE) xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Quy định về hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Hiện nay, việc bảo vệ môi trường đang được quan tâm rất nhiều và các quy định mới liên quan đến công tác bảo vệ môi trường cũng được ban hành. Trong đó, quy định mới về báo cáo công tác bảo vệ môi trường cũng đã được đưa ra.Theo đó, các doanh nghiệp có hoạt động gây ô nhiễm môi trường cần phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm. Báo cáo sẽ bao gồm các thông tin chi tiết về hiện trạng công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động sản xuất và đưa ra các biện pháp khắc phục.

Trước đây, theo quy định các doanh nghiệp khi triển khai các dự án hoạt động cần phải thường xuyên lập và nộp đa dạng các báo cáo môi trường trong một năm cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Các báo cáo này thường có tần suất khác nhau đòi hỏi sự chính xác và minh bạch trong quá trình thực hiện. 

Kể từ năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những cải cách đáng kể trong việc quản lý và báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Thông qua việc ban hành Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, các doanh nghiệp chỉ cần lập và nộp một loại báo cáo duy nhất. Những quy định mới được áp dụng giúp giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và tăng cường tính hiệu quả của việc quản lý môi trường hơn.

Tổng quan, quy định mới về báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo bảo vệ môi trường và tạo ra môi trường sống lành mạnh cho con người. Các doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ và chính xác các quy định này để đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường của đất nước.

Vậy, báo cáo công tác bảo vệ môi trường là hồ sơ được quy định như thế nào? Mục đích thực hiện hồ sơ này là gì? Đây là những câu hỏi mà SGE chúng tôi nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ quý khách hàng gọi đến trong thời gian qua. Hãy theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu thêm nhé.

4 điều các doanh nghiệp cần biết về báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo thông tư mới?

Sau đây, SGE xin trích dẫn một đoạn trong thông tư 02/2022/TT-BTNMT có quy định về việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

Hồ sơ này của doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo Phụ lục VI ban hành kèm theo thông tư 02/2022/TT-BTNMT và có những quy định sau:

  • Thứ nhất, quan trắc tại dự án sẽ được thực hiện theo chương trình quan trắc đã được phê duyệt trong hồ sơ ban đầu chẳng hạn như đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các loại hồ sơ môi trường tương đương của doanh nghiệp.
  • Thứ hai, báo cáo công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp được thực hiện 1 năm 1 lần.

2. Báo cáo về quản lý chất thải:

Dựa trên nội dung của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT các báo cáo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại và quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài được lồng ghép vào báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư này. Bằng cách tổng hợp các báo cáo này, các cơ quan chức năng có thể giám sát và đánh giá tác động tổng thể của các hoạt động quản lý chất thải đối với môi trường.

3. Thời gian nộp báo cáo:

Thời gian thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 và nộp về cơ quan chức năng có thẩm quyền vào trước ngày 15/01 của năm tiếp theo. Quá thời hạn nộp hồ sơ, quý doanh nghiệp không thể nộp và có thể bị xử phạt khi có thanh tra môi trường đến kiểm tra.

báo cáo công tác bảo vệ môi trường nộp ở đâu
Cơ quan nào tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

4. Nơi nộp hồ sơ:

Theo khoản 5 điều 66 thông tư 02/2022/TT-BTNMT chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến cơ quan:

  • Cơ quan cấp giấy phép môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường
  • Sở Tài nguyên và Môi trường tại khu vực dự án hoạt động hoặc chi cục bảo vệ môi trường nếu được Sở Tài nguyên và môi trường ủy quyền.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đối tượng phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

  • Tất cả các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh bụi, khí thải, nước thải ra môi trường thuộc đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường đều phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
  • Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.

Lưu ý: Chủ dự án, cơ sở có trách nhiệm thực hiện và lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo tại cơ sở để cơ quan có thẩm quyền đối chiếu khi kiểm tra, thanh tra.

Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Theo thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

  • Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại MẪU 05.A PHỤ LỤC VI.
  • Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại MẪU 05.B PHỤ LỤC VI.

Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ bao gồm:

Phần 1: Thông tin chung của dự án

  • Tên, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện dự án, cơ sở.
  • Loại hình kinh doanh, sản xuất, dịch vụ: quy mô, công suất.
  • Giấy đăng ký kinh doanh.
  • Giấy phép môi trường (nếu có).
  • Nhiêu liệu, điện, nước tiêu thụ.

Phần 2: Kết quả hoạt động công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

  • Công trình bảo vệ môi trường đối với nước thải: liệt kê các công trình xử lý nước thải và kết quả quan trắc nước thải.
  • Công trình bảo vệ môi trường đối với khí thải: lưu lượng khí thải phát sinh và kết quả quan trắc khí thải
  • Về quản lý chất thải rắn thông thường: thống kê khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của dự án
  • Về quản lý chất thải nguy hại: thống kê khối lượng chất thải nguy hại phát sinh
  • Về quản lý chất thải y tế (đối với cơ sở y tế ): thống kê khối lượng chất thải y tế phát sinh
  • Về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: đưa ra các giải pháp, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường tại cơ sở.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường lập như thế nào
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Hình thức và phương thức gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Có 2 hình thức báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

  • Báo cáo có thể được trình bày dưới dạng văn bản trên giấy được ký tên bởi người có thẩm quyền và đóng dấu của đơn vị. Ngoài ra, báo cáo cần được cung cấp dưới dạng bản điện tử (file.doc).Nếu có các biểu mẫu tổng hợp số liệu đi kèm cần phải được đóng dấu giáp lai.
  • Báo cáo có thể được thể hiện bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy. Bên cạnh đó, báo cáo phải được ký điện tử bởi người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị.

Các phương thức gửi báo cáo:

Chủ dự án, cơ sở có thể chọn 1 trong những phương thức sau để gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến cơ quan có thẩm quyền:

  • Thứ nhất là gửi, nhận trực tiếp tại cơ quan Nhà nước.
  • Thứ hai là gửi qua hệ thống thông tin môi trường các cấp hoặc hệ thống thông tin khác của địa phương.
  • Thứ ba là gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính.
  • Thứ tư là gửi, nhận qua fax.
  • Thứ năm là gửi và nhận qua hệ thống thư điện tử.

Xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

  • Các hành vi vi phạm liên quan đến không lập báo cáo, báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại điều 43 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

5 bước thực hiện lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại SGE?

  • Bước 1: Thực hiện quan trắc chất lượng nước thải, khí thải, không khí xung quanh.
  • Bước 2: Thống kê khối lượng chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp của doanh nghiệp thực hiện báo cáo
  • Bước 3: Thu thập một số tài liệu liên quan đến hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường, các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp.
  • Bước 4: Tiến hành viết báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định trong thông tư 02/2022/TT-BTNMT, có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Bước 5: Nộp báo cáo cho cơ quan có chức năng tại khu vực dự án hoạt động.

Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo thông tư 02/2022/TT-BTNMT?

Sau đây, SGE giới thiệu cho doanh nghiệp về mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường được quy định rất rõ tại Phụ lục VI thông tư 02/2022/TT-BTNMT:

Tải file pdf trên tại đây

SGE – đơn vị chuyên lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Việc bảo vệ môi trường đang trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại. Vì vậy, các chủ đầu tư dự án đều phải có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu pháp luật liên quan. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường không chỉ là một hồ sơ quan trọng để nộp cho cơ quan chức năng mà còn giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường tại cơ sở.

Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ nhân viên có chuyên môn về môi trường, tốt nhất là nên tìm kiếm các đơn vị chuyên lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường để đảm bảo sự hoàn thiện và chính xác của báo cáo, đồng thời tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp cần hỗ trợ trong việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định mới, có thể tìm đến các dịch vụ hỗ trợ lập báo cáo chuyên nghiệp. Ngoài việc chọn công ty có thâm niên kinh nghiệm để lập hồ sơ, doanh nghiệp cần phải xác định rõ đơn vị nào có uy tín, chất lượng, để tránh việc lãng phí thời gian, tiền bạc. Tốt nhất hãy chọn công ty có nhiều năm kinh nghiệm đồng thời có đội ngũ nhân viên tư vấn đông đảo, tư vấn nhiệt tình, am hiểu sâu sắc về hồ sơ.

Công ty môi trường Sài Gòn (SGE) đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập hồ sơ môi trường và là địa chỉ đáng tin cậy cho doanh nghiệp cần giải quyết các về vấn đề này. Chúng tôi hiểu rõ những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi phải xử lý các thủ tục liên quan đến môi trường trong quá trình hoạt động. Bên cạnh việc tập trung vào phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến môi trường.

Chính vì vậy, việc lập hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường đầy đủ và chính xác là rất quan trọng để tránh bị xử phạt hoặc giảm thiểu các rủi ro liên quan đến môi trường. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, SGE cam kết sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ lập hồ sơ môi trường chất lượng cao và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.

Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu cần tư vấn thêm về hồ sơ cũng như báo giá chi tiết, xin vui lòng liên hệ với SGE qua địa chỉ sau:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

Hotline: 0938.984.365

Mail: kimdungsge23@gmail.com

Website: https://moitruongsge.com

5/5 - (21 bình chọn)