Tư vấn lập đánh giá tác động môi trường ĐTM cấp Bộ

Bài tư vấn hôm nay, công ty tư vấn môi trường SGE xin giới thiệu đến các doanh nghiệp gần xa về những thông tin liên quan đến việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM cấp Bộ. Đây là một loại hồ sơ quan trọng, hồ sơ lớn cho các doanh nghiệp, bắt buộc doanh nghiệp có quy mô lớn cần tiến hành lập trước khi đi vào hoạt động. Bài viết hôm nay, SGE sẽ tư vấn và giải đáp cho doanh nghiệp về một số thắc mắc liên quan đến hồ sơ. Xin mời các bạn cùng theo dõi.

đánh giá tác động môi trường đtm cấp bộ

Các đối tượng cần tiến hành lập hồ sơ ĐTM cấp Bộ

Theo quy định của pháp luật, tiến hành lập đánh giá tác động môi trường cấp Bộ sẽ bao gồm những đối tượng sau:

– Thứ nhất, là các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, của Thủ tướng Chính Phủ.

– Thứ hai, là các dự án có sử dụng diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, khu di sản thế giới, các khu di tích lịch sử, các khu văn hóa, danh lam thắng cảnh,…

– Thứ ba, là các dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử, các nhà máy điện nhiệt hạch, các lò phản ứng hạt nhân, các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện với công suất từ 300 MW có địa điểm cách khu dân cư, khu đô thị dưới 2 km, các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện khác với công suất từ 600 MW trở lên, các dự án xây dựng nhà máy thủy điện, các công trình thủy lợi có dung tích hồ từ 100 triệu m3 nước trở lên.

– Thứ tư, dự án có lấn biển từ 20 ha trở lên, dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn, chắn gió, chắn cát bay, rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên hay các loại rừng tự nhiên khác từ 100 ha trở lên, dự án sử dụng diện tích đất lúa với 2 vụ từ 20 ha trở lên, các dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản trên cát với diện tích từ 100 ha trở lên.

… và một số đối tượng khác.

>> Tìm hiểu thêm: mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường

Quy trình để tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cấp Bộ

ĐTM có thể nói là một loại hồ sơ lớn, hồ sơ lập cho doanh nghiệp có quy mô lớn, vì thế để tiến hành lập hồ sơ này thì doanh nghiệp cần tìm đến một đơn vị tư vấn có đầy đủ chức năng có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện hồ sơ một cách tốt nhất có thể.

SGE tự hào là công ty tư vấn môi trường hàng đầu tại TPHCM, chúng tôi có thể giúp cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về việc lập hồ sơ ĐTM cho dự án mà doanh nghiệp đầu tư, đồng thời có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện hồ sơ từ a – z. Về hồ sơ ĐTM, chúng tôi sẽ thực hiện cho doanh nghiệp với quy trình như sau:

– Bước 1: khảo sát thực trạng hoạt động của doanh nghiệp cần lập ĐTM

– Bước 2: khảo sát về các vấn đề như điều kiện tự nhiên, môi trường, con người, địa chất, khí hậu tại địa điểm dự án hoạt động.

– Bước 3: đánh giá hiện trạng môi trường cũng như các yếu tố về khí hậu, các nguồn thải gây ô nhiễm trong phạm vi dự án hoạt động.

– Bước 4: xác định nguồn thải ô nhiễm, chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng cũng như trong quá trình dự án hoạt động.

– Bước 5: đánh giá tác động nguồn thải, những ảnh hưởng có khả năng gây ô nhiễm môi trường tại khu vực dự án hoạt động.

– Bước 6: tiến hành tham vấn ý kiến cộng động, ý kiến của UBND, UBMTTQ phường tại khu vực dự án hoạt động.

– Bước 7: tiến hành xây dựng chương trình giám sát môi trường.

– Bước 8: kết luật thực trạng môi trường xung quanh khu vực dự án hoạt động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý sao cho phù hợp nhất.

– Bước 9: hoàn tất hồ sơ và gửi hồ sơ đến hội đồng thẩm định cũng như phê duyệt dự án.

Một số thông tin khác liên quan đến lập hồ sơ ĐTM cấp Bộ

1. Hồ sơ cần phê duyệt: khi lập hồ sơ ĐTM, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận đầu tư / giấy phép kinh doanh.

– Hồ sơ thỏa thuận địa điểm xây dựng

– Báo cáo đầu tư

– Sơ đồ vị trí dự án

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu doanh nghiệp là chủ sở hữu, hoặc hợp đồng thuê đất nếu doanh nghiệp đi thuê.

– Bản vẽ mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.

– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường.

Tùy vào dự án sẽ tăng hoặc giảm một số loại.

2. Nơi nộp hồ sơ:

Đối với các hạng mục nằm tại phụ lục II thuộc nghị định 18/2015/NĐ-CP thì phải tiến hành lập ĐTM và nộp tại Bộ TNMT.

Đến đây xin kết thúc nội dung bài viết liên quan đến vấn đề lập đánh giá tác động môi trường ĐTM cấp Bộ. Mọi thông tin quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với SGE chúng tôi qua hotline: 0909997365, nhân viên của SGE sẽ gọi lại và hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Rate this post