Bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng một cá nhân hay tổ chức mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Những năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống con người.
Một trong những giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về vấn đề môi trường hiện nay là công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Để đảm bảo sản xuất, kinh doanh tuân thủ đúng quy định pháp luật về môi trường các doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký môi trường.
Bài viết sau đây là đối tượng, hồ sơ, thủ tục đăng ký môi trường?
Nội dung bài viết
1. Đối tượng phải thực hiện đăng ký môi trường?
Theo điều 49 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định các đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:
- Các dự án đầu tư không thuộc đối tượng thực hiện giấy phép môi trường nhưng có phát sinh chất thải.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trường ngày 01/01/2022 Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng thực hiện giấy phép môi trường.
Các đối tượng được miễn đăng ký môi trường:
- Các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh khối lượng nhỏ (chất thải rắn sinh hoạt dưới 300kg/ngày, nước thải dưới 5m3/ngày.đêm, khí thải dưới 50m3/giờ) được xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký môi trường?
Hồ sơ đăng ký môi trường bao gồm:
- Văn bản đăng ký môi trường của dự án, cơ sở theo mẫu 47 Phụ lục II thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
- Bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, cơ sở (nếu có).
Cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường:
- Ủy ban nhân dân cấp xã
- Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên chủ dự án, cơ sở được quyền chọn ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký môi trường.
Hình thức tiếp nhận đăng ký môi trường:
- Gửi, nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Thời điểm thực hiện đăng ký môi trường:
- Trước khi vận hành đối với các dự án, cơ sở không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường.
- Các dự án, cơ sở không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành.
3. Công ty chuyên lập hồ sơ đăng ký môi trường?
Công ty Môi trường Sài Gòn (SGE) là đơn vị tư vấn chuyên lập hồ sơ đăng ký môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Với chi phí thực hiện hồ sơ hợp lý, hoàn thành đúng tiến độ và quy định của Pháp luật.
SGE có hơn 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn cao, SGE tự tin hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cụ thể, rõ ràng những vướng mắc của doanh nghiệp.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về lập hồ sơ đăng ký môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh, xin vui lòng liên hệ với SGE theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn miễn phí.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0938.984.365
Mail: kimdungsge23@gmail.com
Website: https://moitruongsge.com