Hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước cần nâng cao

Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Qua hơn 8 năm được thi hành Luật Tài nguyên nước đã đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, việc chấp hành quy định của luật và nhận thức của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước đã có nhiều chuyển biến và từng bước đáp ứng được nhu cầu về nguồn nước cho phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, trước tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngày một gia tăng, thực tiễn công tác quản lý còn có chồng chéo, giao thoa, chưa thống nhất, một số vần đề phát sinh trong thực tiễn cần quản lý nhưng chưa được quy định trong luật, nhiều vướng mắc, bất cập chưa được giải quyết triệt để theo yêu cầu thực tiễn, cần phải sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, để có cơ sở đánh giá toàn diện thực tiễn thi hành Luật Tài nguyên nước, phát hiện những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân nhằm đề xuất xây dựng hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và phương hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Tài nguyên nước theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn số 3951/BTNMT-TNN đề nghị các Bộ: Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông Vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Xây dựng về việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012.

Nội dung tổng kết, đánh giá tập trung về tình hình triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012 theo từng nội dung đã quy định tại luật, bao gồm:

– Xây dựng hoàn thiện pháp luật về tài nguyên nước; điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tài chính về tài nguyên nước.

– Các khó khăn, vướng mắc khi triển khai thi hành luật và nguyên nhân, biện pháp khắc phục, bao gồm: khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong công tác triển khai thi hành luật và nguyên nhân; khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong quy định của luật.

– Đề xuất, kiến nghị nội dung sửa đổi, bổ sung luật, bao gồm: đề xuất những nội dung của Luật Tài nguyên nước cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung; đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan và đề xuất những nội dung chính sách mới cần được quy định trong Luật Tài nguyên nước để đáp ứng yêu cầu thực tế.

Theo TTXVN

Nguồn: tinmoitruong.vn

SGE tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn môi trường, chuyên lập và tiến hành triển khai các loại hồ sơ môi trường nhằm đảm bảo dự án hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Hiện tại SGE đang tiến hành lập các loại hồ sơ như báo cáo công tác bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo quan trắc môi trường, sổ chủ nguồn thải CTNH,… cùng một số loại hồ sơ khác. Ngoài dịch vụ lập hồ sơ môi trường, hiện tại SGE còn cung cấp dịch vụ thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải, nước cấp,… cung cấp các thiết bị, vật liệu môi trường chính hãng giá tốt nhất thị trường, mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0909997365 để được tư vấn thêm nhé. Xin cảm ơn.

Hãy bình chọn cho post này bạn nhé!