Với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường bờ biển dài, Việt Nam có nhiều tiềm năng lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành mang lại giá trị kinh tế cao đóng góp lớn vào tổng doanh thu cả nước. Và là ngành đang được các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên sâu việc nhân giống, nuôi trồng để thu về nguồn lợi, tiêu thụ và kinh tế.
Trước khi dự án đầu tư xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở cần lập hồ sơ giấy phép môi trường trước khi đi vào hoạt động. Hãy cùng chúng tôi Công ty Môi trường Sài Gòn (SGE) tìm hiểu để biết thêm chi tiết về các nội dung liên quan đến giấy phép môi trường của cơ sở nuôi trồng thủy sản ở bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
- Căn cứ pháp lý lập giấy phép môi trường cho cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- Đối tượng phải lập giấy phép môi trường đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- Nội dung cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- Thời hạn của giấy phép môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản:
Căn cứ pháp lý lập giấy phép môi trường cho cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2022.
Đối tượng phải lập giấy phép môi trường đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- Các dự án thuộc nhóm A, nhóm B, nhóm C được phân loại theo tiêu chí theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Dự án có phát sinh nước thải từ 10.000m3/ngày đêm trở lên
- Dự án có phát sinh chất thải nguy hại từ 1.200kg/ năm trở lên hoặc 100kg/tháng trở lên.
Nội dung cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Đối với nước thải: nguồn phát sinh, nguồn tiếp nhận, lưu lượng, vị trí, phương thức xả thải, dòng thải, các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải.
- Đối với tiếng ồn, độ rung: nguồn phát sinh và giá trị giới hạn.
- Các công trình, hệ thống xử lý chất thải
- Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
- Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Tìm hiểu thêm: Nội dung cấp giấy phép môi trường?
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện: nơi xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Thời hạn của giấy phép môi trường cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- 7 năm hoặc 10 năm tùy thuộc vào nhóm dự án, cơ sở căn cứ theo tiêu chí về môi trường để phân loại.
Lưu ý: Thời hạn giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tùy theo yêu cầu của dự án đầu tư, cơ sở.
Công ty môi trường Sài Gòn (SGE) là công ty chuyên cung cấp dịch vụ về lập giấy phép môi trường cho doanh nghiệp. Chúng tôi đã tư vấn và thực hiện giấy phép môi trường cho nhiều doanh nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau. SGE đảm bảo thực hiện đúng quy trình, tiến độ, chi phí hợp lý và mang lại sự hài lòng nhất đến với khách hàng.
Hi vọng với những thông tin trên, SGE giúp các doanh nghiệp hiểu thêm về giấy phép môi trường đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Từ đó, thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Nếu Quý doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản có nhu cầu lập giấy phép môi trường. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé!
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0938.984.365
Mail: kimdungsge23@gmail.com
Website: https://moitruongsge.com
++bài viết liên quan: quy định về giấy phép môi trường 2022