ĐTM là viết tắt của từ gì ? Trả lời vướng mắc người dân về lập ĐTM

Bài viết này công ty tư vấn môi trường SGE chúng tôi xin trích dẫn một số câu hỏi và câu trả lời từ Tổng cụ Môi trường  – Bộ Tài nguyên và Môi trường giải đáp các vướng mắc liên quan đến việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM theo nghị định 40/2019/NĐ-CP. Xin mời các bạn theo dõi.

ĐTM là viết tắt của từ gì

Tìm hiểu sơ bộ về hồ sơ Đánh giá tác động môi trường ĐTM

ĐTM là viết tắt của từ gì ? Đây là từ viết tắt của đánh giá tác động môi trường với tên tiếng Anh là EIA-Environmental Impact Assessment). Lập hồ sơ để đánh giá khả năng tính cực hay tiêu cực của một dự án đầu tư, một kế hoạch hoặc một chính sách, chương trình được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh của tự nhiên, kinh tế, xã hội trước khi đưa ra quyết định thực hiện. Lập hồ sơ để đề xuất các biện pháp điều chỉnh tác động nguồn thải đến mức độ có thể chấp nhận được hoặc để khảo sát kỹ thuật mới.

Lập ĐTM với mục đích đảm bảo rằng các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực sự quan tâm đến các tác động của dự án họ thực hiện trước khi đưa ra quyết định thực hiện triển khai dự án. Lập hồ sơ cũng giúp cho các cơ quan môi trường xem xét, quyết định cân nhắc và tính toán đến các giá trị môi trường, từ đó có cho phép dự án hoạt động hay không.

Một số vướng mắc của người dân về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

1. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế rác thải sinh hoạt có phải lập ĐTM hay không ?

Ông Đoàn Văn Ký tại Hà Nội cũng có một câu hỏi về hồ sơ ĐTM như sau: Dự án của ông là dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế rác thải sinh hoạt để sản xuất phân bói hữu cơ với công suấ < 10.000 tấn / năm. Liệu dự án của ông có công suất như vậy có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hay không ? Áp dụng theo văn bản nào ?

Với câu hỏi như trên, Tổng cục Môi trường đã trả lời câu hỏi như sau: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế rác thải sinh hoạt là thuộc diện đối tượng phải tiến hành thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định theo quy định tại Mục 40, Phụ lục II nghị định 40/2019/NĐ-CP.

2. Dự án đầu tư cơ sở tái chế rác sinh hoạt có phải lập báo cáo ĐTM hay không ?

Dựa theo câu hỏi của Ông Đỗ Mạnh Trung tại tỉnh Ninh Bình có câu hỏi đặt ra với Tổng cục môi trường như sau: Tôi là một gia đình đang xin chủ trương quyết định đầu tư xây dựng cơ sở ép vỏ trấu thành củi thân thiện với môi trường từ nguyên liệu là 100% vỏ trấu với diện tích khoảng 408m2 và công suất dự kiến là 1800 tấn / 1 năm. Sở TNMT có yêu cầu gia đình tôi phải lập ĐTM với lý do xử lý chất thải rắn nguy hại. Vậy trong trường hợp này gia đình tôi có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không và nếu có thể lập theo văn bản nào ?

Theo câu hỏi trên thì Tổng cục Môi trường cũng đã có câu trả lời như sau: Theo như các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì phế phẩm nông nghiệp là chấ thải từ các hoạt động sản xuất. Chính vì thế, nếu dự án sử dụng các phế phẩm như vỏ trấu làm nguyên liệu sản xuất là dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải. Theo như quy định tại Mục 40 trong Phụ lục II ban hành theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì với dự án mà ông Đỗ Mạnh Tùng đang hỏi thuộc đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện các thủ tục môi trường khác theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại.

Bạn có thể xem thêm các vướng mắc khác về Đánh giá tác động môi trường ĐTM theo link sau: http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Go-vuong-ve-lap-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong/377012.vgp

Công ty tư vấn môi trường SGE tự hào là đơn vị chuyên tư vấn và thực hiện lập hồ sơ ĐTM giá rẻ và uy tín nhất tại TPHCM. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên có đầy đủ kinh nghiệm, bằng cấp và kỹ năng để có thể thực hiện lập ĐTM cho doanh nghiệp một cách nhanh và hiệu quả nhất. Mọi thông tin mà doanh nghiệp cần tìm hiểu về hồ sơ hay liên hệ báo giá có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0909997365 để được hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn.

Rate this post