Quy định về lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã

Nhằm phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt là các dự án quy mô nhỏ, phân tán, các cơ quan môi trường đã ban hành và đưa ra các quy định về việc thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã. Chi tiết các quy định này, các bạn có thể xem qua nội dung bài viết sau.

quy định lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã

Đối tượng và nội dung lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã

1. Đối tượng thực hiện:

Là các dự án đầu tư không thuộc nhóm các đối tượng phải thực hiện lập đánh giá tác động môi trường, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định về đầu tư của pháp luật, nằm trong danh mục do Chính Phủ quy định.

2. Nội dung thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:

– Địa điểm tiến hành thực hiện

– Loại hình, công nghệ cùng quy mô sản xuất kinh doanh, dịch vụ

– Nguyên nhiên liệu sử dụng

– Dự báo nguồn thải phát sinh, các loại chất thải ô nhiễm có thể phát sinh khi hoạt động, các tác động khác đến môi trường

– Thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

– Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp.

Trách nhiệm của các tổ chức thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã

– Với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc UBND cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường với các dự án như sau: dự án nằm trên địa bàn từ 2 huyện trở lên, các dự án trên vùng biển có chấ thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý, các dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường trên địa bàn tỉnh dựa theo quy định của Bộ TNMT.

– UBND cấp Huyện có trách nhiệm xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường với các dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn Huyện, trừ các dự án thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. UBND cấp huyện có thể ủy quyền cho UBND xã, phường, thị trấn xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.

Ngoài ra, chủ dự án phải có trách nhiệm thực hiện lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường nếu nằm một trong số các trường hợp sau:

– Thứ nhất, thay đổi về địa điểm hoạt động

– Thứ hai, không thực hiện triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận phê duyệt.

– Thứ ba, thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng lập đánh giá tác động môi trường thì bắt buộc doanh nghiệp phải lập ĐTM và gửi về cho cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

Các cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường có trách nhiệm phải kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo bản kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận. Đồng thời tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức, chủ dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến dự án, qua đó phối hợp với chủ dự án để xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình triển khai dự án.

Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã

SGE là một công ty tư vấn môi trường chuyên tiến hành thực hiện lập hồ sơ môi trường giá rẻ, đặc biệt là hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường. Chúng tôi có đầy đủ kinh nghiệm cùng nhân lực có thể đảm bảo việc thực hiện lập kế hoạch môi trường cho doanh nghiệp nhanh và hiệu quả nhất. Sau đây là quy trình thực hiện hồ sơ do chúng tôi thực hiện:

quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ trực tiếp với SGE chúng tôi qua hotline 0909997365 để được hỗ trợ đồng thời báo giá chi tiết trọn gói dịch vụ lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhé. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết.

>> Tìm hiểu thêm: Kế hoạch bảo vệ môi trường cấp Huyện

Rate this post