Nước thải y tế được thực hiện với quy trình thế nào ?

Tình trạng hiện nay cho thấy các hệ thống xử lý nước thải y tế của nhiều trung tâm khám chữa bệnh, phòng khám, bệnh viện hiện nay đã dần xuống cấp và hoạt động cầm chừng. Vậy tình trạng nước thải y tế hiện nay như thế nào ? Quy trình xử lý nước thải y tế bao gồm những bước thực hiện ra sao ? Xin mời các bạn cùng theo dõi qua nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn.

Thực trạng ô nhiễm của nguồn nước thải y tế

Nước thải y tế thường là các nước thải phát sinh từ các nhà vệ sinh, các khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, từ các hoạt động khám chữa bệnh, xét nghiệm, hoạt động sinh hoạt giặt giũ, vệ sinh của các nhân viên y tế, bệnh nhân,… Bên cạnh đó nước thải từ hoạt động in chụp x- quang cũng chứa một phần nhỏ, các chất phóng xạ lỏng và các bệnh phẩm thường là phần nước thải nguy hại có chứa nhiều chất độc hại, các vi khuẩn gây bệnh và nồng độ kháng sinh cao.

Nếu nguồn nước thải này không được xử lý mà thải ra ngoài môi trường tự nhiên sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người, gây nguy cơ ô nhiễm cao, lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Các chất ô nhiễm có trong nước thải nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ao hồ, sông suối, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến mạch nước ngầm. Ngoài ra, nguồn nước thải này chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, gây ra dịch bệnh cho con người và động vật qua nguồn nước và các loại rau củ nếu được tưới bằng loại nước thải này.

Tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải y tế

Để tiến hành xử lý nước thải y tế, ta cần trải qua 4 bước sau:

– Bước 1: dùng phương pháp cơ học để loại bỏ các chất dầu mỡ, rác thải, các tạp chất có kích thước lớn có trong nước thải.

– Bước 2: tiến hành sử dụng phương pháp phân hủy sinh học kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí nhằm loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước thải.

+ Qúa trình kỵ khí, thiếu khí: mục đích chính là khử các chất P-PO43-, N-NO3– có trong nước thải;

+ Qúa trình hiếu khí: mục đích chính là khử các chất COD; BOD5; N-NH4+,… có trong nước thải.

– Bước 3: dùng màng lọc MBR để tăng hiệu quả xử lý sinh học, do mật độ vi sinh cao, lọc 1 phần vi trùng gây bệnh và cặn SS.

– Bước 4: tiến hành khử trùng nước nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra ngoài môi trường.

Một số lợi ích cùng ưu điểm khi dùng màng lọc MBR trong xử lý nước thải y tế

– Thứ nhất, mang đến hiệu quả xử lý BOD, COD, amoni cao, có thể đạt đến 98%.

– Thứ hai, dùng màng lọc MBR không gây ô nhiễm môi trường, thân thiện với môi trường.

– Thứ ba, có thể diệt các loại vi khuẩn gây bệnh có mặt trong nước thải, tránh gây tái nhiễm nguồn nước này.

– Thứ tư, giúp giảm tối đa chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành, bảo trì.

– Thứ năm, hiệu suất xử lý cao, lượng bùn thải bỏ thấp.

– Thứ sáu, công nghệ xử lý nước thải hiện đại, dễ dàng quản lý và thực hiện.

Công ty tư vấn môi trường SGE tự hào là nhà tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực môi trường, bên cạnh việc tư vấn lập các loại hồ sơ môi trường, công ty chúng tôi còn chuyên thiết kế thi công các hệ thống xử lý nước thải y tế, sinh hoạt, công nghiệp,… cho nhiều ngành nghề hiện nay. Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với SGE chúng tôi qua địa chỉ hotline: 0909.997.365 để được tư vấn thêm nhé.

Rate this post