Ô nhiễm môi trường nước đã không phải quá xa lạ đối với môi trường tại Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay là khá cao. Nước thải sinh hoạt là loại nước thải được thải ra từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người, trong nước thải có chứa nhiều thành phần nguy hại đến tài nguyên thiên nhiên, con người, vì thế cần phải xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại nước thải sinh hoạt cùng vấn đề thực hiện lập hồ sơ báo cáo hoàn thành ĐTM cho các dự án có phát sinh nước thải sinh hoạt. Chi tiết thế nào hãy cùng với Công ty tư vấn môi trường SGE chúng tôi xem qua bài viết sau nhé.
Tìm hiểu tổng quan về nước thải sinh hoạt
- Khái niệm: đây là một loại nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người tại các khu vực cộng đồng dân cư, cơ quan, xí nghiệp, trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí,… Trong nước thải sinh hoạt có chứa phần lớn các chất BOD5, COD, N, P, nhiều mầm bệnh gây hại co con người,… Vì thế trước khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên cần thực hiện tiến hành xử lý nước thải sinh hoạt, nếu không xử lý hoặc xử lý không đúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, các mầm bệnh gây hại ngày một phát triển, tấn công sức khỏe của con người.
- Phân loại:
Nước thải sinh hoạt có nhiều loại, sau đây là một số loại nước thải sinh hoạt dựa trên tính chất cũng như nguồn phát sinh:
– Nước thải sinh hoạt từ khu nhà bếp: đặc điểm của loại nước thải này là có hàm lượng dầu mỡ cao, rác thải hữu cơ nhiều. Nước thải này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thoát nước và dễ bị tắt nghẽn ống thoát nước. Khi xử lý, nên đưa qua bể xử lý nước thải sinh hoạt tác mỡ trước khi đi vào xử lý.
– Nước thải từ khu vực vệ sinh: nước thải loại này chủ yếu từ các nhà vệ sinh, khu vực vệ sinh đông người, phòng tắm công cộng,… có thể nói loại nước thải này có nồng độ chất ô nhiễm cao nhất, chủ yếu là các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các cặn lơ lửng và các virus gây bệnh, trong đó, thành phần gây ô nhiễm chính là BOD5, COD, N, P,..
– Nước thải từ khu vực tắm giặt: nước thải loại này thường ít ô nhiễm hơn, thành phần ô nhiễm không đáng kể. Vì lẽ đó, khi xử lý, họ sẽ đưa nước thải này vào thẳng bồn xử lý nước thải sinh hoạt mà không cần qua bước trung gian.
Một dự án khi đi vào hoạt động thì ngoài việc phải xử lý nước thải ra còn phải tiến hành lập hồ sơ môi trường. Đối với một dự án mới thì tùy vào quy mô, công suất mà dự án có thể lập ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường. Nếu dự án của bạn đã lập hồ sơ ĐTM thì sau khi đã tiến hành các phương án xử lý môi trường, cần tiến hành lập thêm hồ sơ báo cáo hoàn thành ĐTM. Chi tiết tìm hiểu về hồ sơ này, các bạn có thể theo dõi ở phần sau bài viết nhé.
Quy định về hồ sơ báo cáo hoàn thành ĐTM
Sau khi dự án đã hoàn thành các công trình, các biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ cho giai đoạn vận hành dự án như đã cam kết trong bản đánh giá tác động môi trường ĐTM. Thì chủ đầu tư cần phải lập thêm báo cáo hoàn thành ĐTM để cơ quan chức năng có thể xem xét lại việc dự án đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật hay chưa.
Thực hiện hồ sơ sẽ áp dụng các quy định pháp luật sau:
– Thứ nhất, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
– Thứ hai, nghị định 18/2015/NĐ-CP
– Thứ ba, thông tư 27/2015/TT-BTNMT
Để hồ sơ có thể được cấp phép phê duyệt, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Cơ sở đã thực hiện các công trình, các biện pháp bảo vệ môi trường đúng và đầy đủ như đã nêu trong bản ĐTM được lập trước đó.
– Các công trình xử lý nguồn thải cũng phải đảm bảo xử lý đúng và đạt chuẩn theo quy chuẩn hiện hành.
Khi nộp phê duyệt, quý doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
– 1 bản chính công văn đề nghị xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM.
– 1 bản sao y công chứng quyết định phê duyệt ĐTM mà doanh nghiệp đã lập.
– 1 bản sao các bộ chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan khác.
– 1 bản sao hồ sơ thiết kế, hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường.
– 3 bản chính báo cáo hoàn thành ĐTM theo mẫu.
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tại cơ quan đã phê duyệt đánh giá tác động môi trường ĐTM mà doanh nghiệp đã lập trước đó như Chi cục – Sở TNMT, hoặc Bộ TNMT trong trường hợp không nộp cấp Sở.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết ! Qúy doanh nghiệp nếu có nhu cầu cần tiến hành lập hồ sơ báo cáo hoàn thành ĐTM hoặc cần tư vấn thêm về xử lý nước thải sinh hoạt, xin vui lòng liên hệ với SGE thông qua hotline: 0909997365, nhân viên của SGE sẽ gọi lại tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho doanh nghiệp nhé.