Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Đánh giá tác động môi trường ĐTM là hồ sơ pháp lý quan trọng và cần có trong bộ hồ sơ ban đầu của mỗi doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam. Nếu bạn là một doanh nghiệp lớn đang muốn đưa dự án đi vào hoạt động nhưng mắc phải một vấn đề pháp lý về môi trường đó là phải lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án của mình thì mới có thể đi vào hoạt động.

Bạn muốn tìm hiểu về hồ sơ này cũng như các quy định pháp luật liên quan đến hồ sơ và muốn tìm kiếm một công ty tư vấn môi trường thay bạn thực hiện hồ sơ với chi phí rẻ và hợp lý nhất, hoàn thanh nhanh chóng thì không thể nào bỏ qua bài viết sau.

đánh giá tác động môi trường đtm

Điều cần biết về báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM ?

Đánh giá tác động môi trường là một hồ sơ như thế nào ? Có thể hiểu hồ sơ này là một loại hồ sơ pháp lý, hồ sơ ban đầu mà các doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện theo quy định của pháp luật và tiến hành triển khai trước khi xây dựng và triển khai dự án. Hồ sơ này còn có tên tiếng Anh là Environmental Impacct Assessment) hay bạn có thể gọi ngắn gọn là ĐTM.

Lập hồ sơ với những mục đích sau:

– Thứ nhất, lập để đánh giá tác động và những ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình hoạt động của dự án ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường xung quanh. Những tác động đó có thể là tiêu cực hay tích cực thì còn tùy thuộc vào quá trình khảo sát, phân tích cũng như quá trình lập hồ sơ mới có thể xác định được.

– Thứ hai, lập nhằm ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp xử lý, giảm thiểu ngăn chặn nguồn thải ô nhiễm phát sinh, những ảnh hưởng tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, tìm ra giải pháp và thực hiện lập các biện pháp ngăn chặn trước và sau khi dự án hoạt động.

– Thứ ba, hợp thức hóa quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, dự án hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp lập và lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

1. Những trường hợp phải lập đánh giá tác động môi trường ĐTM:

– Chỉ lập ĐTM cho các doanh nghiệp chưa triển khai dự án, chưa thi công xây dựng và đi vào hoạt động.

– Là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, các nhà xưởng, nhà máy,… có quy mô lớn, năng suất bình quân trung bình 1 năm trên 1 triệu sản phẩm, diện tích đất trên 2 hecta. Quy định rõ về đối tượng phải lập ĐTM được trình bày rất rõ ràng trong Phụ lục II thuộc nghị định 18/2015/NĐ-CP, quý doanh nghiệp có thể lên các trang mạng để kiểm tra lĩnh vực, ngành nghề của mình có nằm trong danh sách cần lập ĐTM hay không nhé.

– Lập ĐTM cấp Bộ đối với các dự án được quy định tại Phụ lục III, trong nghị định 40/2019/NĐ-CP

– Lập ĐTM cấp Sở đổi với các dự án thuộc đối tượng được quy định tại Cột 3 thuộc Phụ lục II, nghị định 40/2019/NĐ-CP.

2. Các đối tượng phải lập lại đánh giá tác động môi trường ĐTM:

Áp dụng khoản 6 điều 1 có trong nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định rất rõ về các đối tượng phải lập lại ĐTM như sau:

– Dự án thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b thuộc khoản 1 điều 20 của Luật môi trường phải lập lại ĐTM.

– Dự án được quy định tại điểm C khoản 1 điều 20 của Luật môi trường nếu chưa đi vào vận hành phải tiến hành lập lại ĐTM.

lập đánh giá tác động môi trường ĐTM

Chủ dự án có thể tự lập đánh giá tác động môi trường ĐTM được hay không ?

Nếu doanh nghiệp muốn tự mình tiến hành lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải đáp ứng 3 điều kiện sau:

– Thứ nhất, cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên, phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường theo đúng chuyên ngành.

– Thứ hai, phải có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với cấp bậc đại học trở lên

– Thứ ba, phải có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đủ điều kiện để thực hiện các công việc như đo đạc, lấy mẫu phân tích, phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp doanh nghiệp không có phòng thí nghiệm hay không có các thiết bị kiểm chuẩn đạt yêu cầu thì phải có hợp đồng thuê với đơn vị có đầy đủ năng lực.

6 điều cần biết khi lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

1. Thời gian thụ lý hồ sơ ĐTM:

Với hồ sơ ĐTM nộp tại Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thời gian thụ lý sẽ là 30 ngày làm việc nếu nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. 45 ngày làm việc nếu dự án thuộc Phụ lục II, Mục lục I trong nghị định 40/2019/NĐ-CP kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Thời gian hoàn thành hồ sơ ĐTM:

Khoảng 65 – 80 ngày sẽ hoàn tất hồ sơ đánh giá tác động môi trường ĐTM.

Bộ hồ sơ ĐTM đầy đủ khi tiến hành phê duyệt tại cơ quan môi trường sẽ gồm những thành phần sau:

– Một văn bản đề nghị phê duyệt theo mẫu số 05, Phụ lục VI, Mục I, Nghị định 40/2019/NĐ-CP);

– Một bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo Kinh tế – Kỹ thuật của dự án.

– 7 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường, trường hợp nếu số lượng hội đồng thẩm định nhiều hơn 7 người thì bắt buộc chủ dự án phải chuẩn bị thêm bản ĐTM cho mọi người.

3. Hồ sơ tham vấn đánh giá tác động môi trường ĐTM:

– 1 bản xin ý kiến tham vấn cộng đồng theo phụ lục 2.4 trong thông tư 27/2015/TT-BTNMT

– 1 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM theo khoản 4 điều 1 nghị định 40/2019/NĐ-CP

Thời gian trả lời sẽ là 15 ngày bắt đầu từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án ở 2 xã trở lên thì phải nộp hồ sơ tham vấn ở cả 2 xã.

4. Cơ quan tiếp nhận ĐTM:

– Đối với các dự án thuộc đối tượng tại Phụ lục III, Mục 1 trong nghị định 40/2019/NĐ-CP, các dự án thuộc bí mật quốc phòng an ninh thì cơ quan thụ lý sẽ là Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

– Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của Bộ hoặc các cơ quan ngang bộ trừ các dự án thuộc Phụ lục III nghị định 40/2019/NĐ-CP thì cơ quan thụ lý sẽ là Bộ, các cơ quan ngang Bộ.

– Đối với các dự án thuộc bí mật quốc phòng an ninh thì cơ quan phê duyệt sẽ là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

– Đối với các dự án được đầu tư trên địa bàn tỉnh thì nộp tại UBND cấp tỉnh.

5. Căn cứ pháp lý lập hồ sơ ĐTM:

Để hiểu rõ hơn về hồ sơ đánh giá tác động môi trường ĐTM này thì quý doanh nghiệp có thể tìm kiếm những thông tư, nghị định sau trên thuvienphapluat.vn để hiểu hơn nhé:

– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13;

– Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung  một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

– Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT thông tư về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

– Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.

6. Quy định xử phạt nếu không thực hiện lập ĐTM:

Áp dụng điều 11 trong nghị định 155/2016/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt khi doanh nghiệp không lập đánh giá tác động môi trường ĐTM như sau:

– Đối với các hồ sơ ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ TNMT thì nếu không lập ĐTM sẽ bị phạt từ 200.000.000 đến 250.000.000 đồng.

– Đối với các hồ sơ ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyêt của Sở TNMT và các Bộ khác thì không lập ĐTM sẽ bị phạt từ 150.000.000 đến 200.000.000

Ngoài mức phạt tiền ra thì doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 6 tháng nếu không có hệ thống xử lý nguồn thải. Đình chỉ từ 6 – 12 tháng nếu khong tiến hành lập ĐTM trước khi đi vào hoạt động.

Theo điều 9 nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt nếu doanh nghiệp không lập lại đánh giá tác động môi trường:

– Với hồ sơ cấp Bộ thì mức phạt sẽ là 180.000.000 đến 200.000.000 đồng.

– Với hồ sơ cấp Sở thì mức phạt sẽ là 160.000.000 đến 180.000.000 đồng.

– Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 đến 6 tháng.

Lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM tại SGE

Xã hội phát triển, nhiều dự án mới ra đời đồng nghĩa với việc nhu cầu lập hồ sơ ĐTM càng nâng cao, vì lẽ đó trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ môi trường có thể đáp ứng và thay mặt doanh nghiệp lập hồ sơ này một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy, đánh giá tác động môi trường ĐTM là một hồ sơ quan trọng và rất cần thiết cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn muốn hoạt động dự án thuận lợi. Hiểu được khó khăn của doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ ĐTM, Công ty tư vấn môi trường SGE chúng tôi ra đời với mong muốn có thể thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ một cách hiệu quả nhất.

Chúng tôi có đội ngũ nhân viên lập hồ sơ ĐTM đạt đầy đủ yêu cầu về ngành học thuộc cấp bậc Đại Học, và có thể tự mình thực hiện mà không qua trung gian nên chi phí thực hiện lập ĐTM sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các dịch vụ cùng ngành. Đến với công ty tư vấn môi trường SGE, bạn sẽ được trải nghiệm một dịch vụ lập hồ sơ chất lượng, quy trình rõ ràng, nhân viên tư vấn nhiệt tình, am hiểu môi trường có thể giải đáp mọi thắc mắc cho doanh nghiệp.

9 bước hoàn thiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường ĐTM

Lựa chọn một công ty tư vấn môi trường thay mặt doanh nghiệp thực hiện lập ĐTM là trong trường hợp bạn quá bận với nhiều công việc khác hoặc không có chuyên môn trong việc lập hồ sơ bởi đánh giá tác động môi trường ĐTM được coi là một hồ sơ lớn, rất khó thực hiện và thời gian lập hồ sơ cũng không phải ngắn. Nên tìm một đơn vị tư vấn có chuyên môn cao và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu lập đánh giá tác động môi trường ĐTM mà cơ quan môi trường đưa ra thì sẽ hoàn thành hồ sơ nhanh chóng cho bạn.

Và Công ty môi trường SGE chúng tôi đáp ứng đầy đủ những điều đó. Sau đây xin giới thiệu sơ qua về quy trình thực hiện lập ĐTM do chúng tôi thực hiện:

– Bước 1: tiếp nhận thông tin của khách hàng, xem xét dự án có đạt tiêu chuẩn thực hiện ĐTM hay không, sau đó cử nhân viên đến tận nơi dự án chuẩn bị xây dựng để khảo sát các vấn đề như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, con người, môi trường,…

– Bước 2: xác định các yếu tố vi khí hậu dự án hoạt động, đánh giá hiện trạng môi trường dự án, khảo sát, đo đạc và phân tích mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất xung quanh khu vực dự án chuẩn bị hoạt động.

– Bước 3: dự báo các nguồn thải ô nhiễm có thể phát sinh khi dự án triển khai như nguồn nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại,… xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án với các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập.

– Bước 4: đề xuất và lên phương án xử lý nguồn thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn dự án xây dựng. Đồng thời xây dựng các biện pháp, các phương án quản lý môi trường trong quá trình dự án hoạt động, dự phòng sự cố môi trường.

– Bước 5: đề xuất cho doanh nghiệp thực hiện các phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải, các phương án thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt.

– Bước 6: tham vấn ý kiến của UBND, UBMTTQ tại nơi dự án triển khai.

– Bước 7: xây dựng chương trình giám sát môi trường

– Bước 8: thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM theo mẫu đã ban hành. Ở bước này, chúng tôi sẽ yêu cầu một số giấy tờ liên quan đến dự án như giấy chứng nhận đầu tư, hợp đồng thuê đất / giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án như bản vẽ mặt bằng, bản thuyết minh dự án, các kết quả phân tích mẫu,… tùy vào dự án mà hồ sơ cung cấp sẽ thêm bớt một số loại.

– Bước 9: lập hội đồng thẩm định cùng phê duyệt báo cáo ĐTM.

Liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ lập hồ sơ ĐTM giá rẻ nhé:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0909.997.365 – 0985.802.803
Mail: xulymoitruongsg.vn@gmail.com
Rate this post