So sánh hồ sơ ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2021

So sánh ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường là nội dung bài tư vấn hôm nay công ty tư vấn môi trường SGE xin gửi đến quý doanh nghiệp. Vì sao lại có bài viết này ? Thời gian gần đây, SGE chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc của doanh nghiệp trong việc lập 2 loại hồ sơ này, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa phân biệt được dự án của mình cần lập ĐTM hay bản kế hoạch môi trường. Hãy xem nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về 2 hồ sơ này nhé.

Vì sao cần lập ĐTM hay mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường ?

Nhiều doanh nghiệp vẫn thường hay thắc mắc, tại sao doanh nghiệp của mình phải lập hồ sơ ban đầu này. Tôi có thể nói cho bạn về tác dụng của 2 loại hồ sơ này như sau:

– Thứ nhất, môi trường hiện nay đang bị đe dọa bởi nhiều tác động ô nhiễm môi trường, vì thế cơ quan môi trường bắt buộc phải ban hành những quy định của pháp luật, điển hình như việc ban hành các loại hồ sơ môi trường nhằm ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ nhằm đảm bảo dự án hoạt động không gây ô nhiễm môi trường.

– Thứ hai, qua việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường ĐTM, các doanh nghiệp có thể biết được nguồn thải nào ô nhiễm có thể phát sinh sau khi dự án đi vòa hoạt động, qua đó có những phương án, biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm một cách phù hợp nhất.

– Thứ ba, hợp thức hóa quá trình kinh doanh, đảm bảo dự án hoạt động không bị ô nhiễm môi trường cũng như có thể tránh bị xử phạt từ cơ quan môi trường.

Phân biệt kế hoạch bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường ĐTM

  1. Kế hoạch bảo vệ môi trường:

Là hồ sơ ban đầu mà doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện, cụ thể là nên lập trước khi đi vào hoạt động. Mục đích lập hồ sơ là dự báo nguồn thải ô nhiễm phát sinh trước và sau khi đi vào hoạt động, từ đó có các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm, hợp thức hóa kinh doanh. Đối tượng thực hiện hồ sơ này là các dự án có quy mô vừa và nhỏ, năng suất bình quân trung bình 1 năm dưới 1 triệu sản phẩm, diện tích đất dưới 2 hecta và một số tiêu chí đánh giá khác để quy định về đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường được thể hiện rõ trong nghị định 18/2015/TT-BTNMT.

  1. Đánh giá tác động môi trường ĐTM:

Đây cũng là hồ sơ ban đầu mà doanh nghiệp cần lập trước khi đi vào hoạt động, lập hồ sơ với mục đích dự báo nguồn thải ô nhiễm có thể phát sinh sau khi hoạt động, qua đó đánh giá mức độ tác động của nguồn thải ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh, và tiến hành triển khai các biện pháp phòng tránh, ngăn chặn như xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải nguy hại,… Đối tượng thực hiện hồ sơ này là các doanh nghiệp có quy mô lớn, năng suất bình quân trung bình 1 năm trên 1 triệu sản phẩm, diện tích đất trên 2 hecta và một số tiêu chí đánh giá khác để quy định về đối tượng lập đánh giá tác động môi trường ĐTM được thể hiện rõ trong nghị định 18/2015/TT-BTNMT.

Qúy khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc cần được hỗ trợ thêm về cách lập cũng như cần được tư vấn lập ĐTM hay mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường mà bài viết hôm nay chúng tôi đã đề cập, vui lòng liên hệ với SGE theo địa chỉ sau:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM

Hotline: 0909.997.365 – 0985.802.803

Mail: xulymoitruongsg.vn@gmail.com

Website: https://moitruongsge.com

Rate this post