Xử lý nước thải cao su

Ngành cao su hiện nay đang dần trở nên phát triển, nhiều sản phẩm làm từ chất liệu cao su cho ra độ bền rất cao và rất được ưa chuộng bởi người tiêu dùng. Với việc cung cấp một lượng lớn mủ cao su cho việc sản xuất thì tác động từ nước thải cao su ảnh hưởng tới môi trường xung quanh là vô cùng lớn, nếu không xử lý hoặc xử lý không triệt để mà để thải ra môi trường nước thì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm bởi hàm lượng chất thải nguy hại có trong nước thải cao su là rất lớn. Mời bạn xem bài viết giới thiệu về hệ thống xử lý nước thải cao su do công ty xử lý nước thải SGE chúng tôi thực hiện.

Những điều bạn cần biết về nước thải cao su

1. Nguồn gốc phát sinh nước thải cao su:

– Nước thải sinh hoạt: loại nước thải này phát sinh từ quá trình tắm rửa, giặt giũ hay vệ sinh của các nhân viên, cán bộ trong nhà máy sản xuất.

– Nước thải sản xuất cao su: là lượng nước thải được thải ra trong các khâu sản xuất như đánh đông, cán, cắt hay từ việc rửa các máy móc, thiết bị, bồn chứa.

2. Thành phần nước thải cao su:

Trong nước thải cao su chứa lượng lớn các chất protein hòa tan, các axit foomic và các chất N-NH. Trong nước thải cao su có hàm lượng COD khá cao, lên tới 15.000 mg/l, tỉ lệ BOD/COD của nước thải cao su là 0.6 – 0.88 nên rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

Nước thải cao su ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh ?

  • Nguồn nước tiếp nhận sẽ bốc mùi hôi thối, đục nước, nổi ván khi có nước thải cao su thải vào.
  • Trong nước thải cao su có lượng lớn chất hữu cơ nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tự hủy.
  • Mùi hôi thối từ việc lên men ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh.
  • Mùi hôi thối bắt nguồn từ việc lên men khiến quá trình này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Một số phương pháp xử lý nước thải cao su phổ biến hiện nay

1. Phương pháp xử lý cơ học:

Áp dụng phương pháp này để lọc các chất rắn không tan, có kích thước lớn, các chất lơ lửng có trong nước bằng cách sử dụng các song chắn rác hoặc lưới chắn.

2. Phương pháp hóa học và hóa lý:

– Phương pháp hóa học: trong nước thải cao su có chứa nhiều axit hữu cơ nên trung hòa nước về độ pH 6.5 – 8.5

– Phương pháp vật lý: dùng tinh bột để giảm thời gian keo tụ để các bông cặn dễ dàng lắng xuống đáy bể.

3. Phương pháp xử lý sinh học:

Dùng phương pháp này để phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm với các quá trình kỵ khí và hiếu khí:

  • Kỵ khí là để cho vi sinh vật hoạt động trong môi trường không có oxy
  • Hiếu khí là để cho vi sinh vật hoạt động trong môi trường được cung cấp oxy liên tục.

Tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải cao su tại SGE

Mời bạn xem trước về quy trình xử lý nước thải cao su do chúng tôi thiết kế:

Tóm tắt về quy trình xử lý nước thải cao su:

Nước thải cao su được thải từ các quá trình sản xuất hay chế biến cao su sẽ đi qua mương dẫn đến song chắn rác và đến bể gạn mủ. Đến đây sẽ loại bỏ các loại rác có kích thước lớn để tránh tình trạng máy bơm và đường ống xử lý nước thải bị tắc. Các bông mủ lơ lửng trong nước thải sau khi đi qua bể gạn mủ để được loại bỏ.

Tiếp theo đó, nước thải sẽ được đưa tới bể keo tụ để tạo bông nhằm giảm lượng cặn và các chất lơ lửng có trong nước thải như các hạt cao su chưa kết bông hoàn toàn còn sót lại trong nước thải. Trong bể keo tụ thường sử dụng các loại hóa chất như polyme, phèn. Tại đây cũng điều chỉnh độ pH sao cho đạt tối ưu nhất và tạo điều kiện phát triển cho các vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học.

Sau khi nước thải được xử lý hóa lý sẽ được đưa qua bể sinh học kỵ khí UASB. Nước thải sẽ được đưa từ dưới bể ngược lên để xáo trộn cơ khí nhằm đảm bảo cho quá trình phản ứng xử lý giữa nước thải và vi sinh vật xảy ra. Qúa trình này làm các chất hữu cơ trong nước bị giảm đi và hiệu suất xử lý COD, BOD sẽ tăng cao. Tuy nhiên quá trình này mất nhiều thời gian và hơi khó kiểm soát nên cần chú ý theo dõi và kiểm tra.

Nước thải sau khi qua bể UASB sẽ đưa vào bể lắng 1 (Aerotank). Tại đây, hệ thống sục khí có trong bể sẽ tạo môi trường để cho bùn hoạt tính phát triển, giúp xáo trộn các oxy hóa có trong nước thải để quá trình diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên hiện nay, một vài doanh nghiệp sản xuất cao su thường có hàm lượng Nito trong nước cao nên có thể áp dụng giá thể sinh học để kết hợp với bể UASB nhằm tăng hiệu suất xử lý hơn.

Sau đó nước thải sẽ tiếp tục được đưa đến bể lắng 2, bùn thải trong bể lắng 2 được đưa sang máy ép bùn, một phần sẽ được đưa trở lại bể sinh học.

Cuối cùng, nước thải sẽ được khử trùng bằng hóa chất Chlorine trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.

Vì sao chọn dịch vụ xử lý nước thải cao su từ công ty SGE chúng tôi ?

Công ty xử lý nước thải SGE chuyên tư vấn và thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải cao su đạt chuẩn theo quy định của pháp luật. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư môi trường tốt nghiệm từ nhiều trường đại học và có tay nghề cao, kinh nghiệm phong phú trong việc thực hiện thi công hệ thống. Bên cạnh đó, chúng tôi rất ưu đãi về giá cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng về hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường từ công ty chúng tôi.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi cam kết chắc chắn có thể mang đến cho bạn một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn theo quy định của pháp luật, hoàn thành nhanh chóng và giá cả vô cùng hợp lý. Đừng ngần ngại, hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn thêm. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ qua:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0909.997.365 – 0985.802.803
Mail: xulymoitruongsg.vn@gmail.com
Website: moitruongsge.com
Rate this post