Xử lý nước thải dệt nhuộm

Ngành công nghiệp dệt nhuộm hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, góp phần rất lớn vào nền kinh tế chung của nước ta. Ngành công nghiệp dệt nhuộm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và còn đạt nhiều giá trị kinh tế lớn nhờ xuất khẩu cùng với đó là giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, với ngành công nghiệp dệt nhuộm thì đem lại sự phát triển của kinh tế thì cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không hề kém cạnh. Nước thải dệt nhuộm có thành phần hóa học cao nên khi thải ra ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, nước ngầm. Nếu không xử lý nước thải dệt nhuộm mà để thải ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước, có thể mất cân bằng hệ sinh thái trong nước, dẫn đến tình trạng ô nhiễm và rất khó giải quyết về sau.

Nếu bạn là chủ một dự án có liên quan đến dệt nhuộm thì tốt nhất nên tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm qua bài viết sau để trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến nước thải dệt nhuộm nhằm tìm ra giải pháp xử lý triệt để nguồn nước thải này khi dự án hoạt động. Mời các bạn cùng theo dõi.

xử lý nước thải dệt nhuộm

Tìm hiểu về đặc trưng của xử lý nước thải dệt nhuộm

Ngành dệt nhuộm thì quá trình sản xuất sẽ phát sinh ra nhiều nguồn ô nhiễm, tuy nhiên nước thải dệt nhuộm mới là mối quan tâm đặc biệt nhất. Nước thải từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, quá trình nhuộm,… mức tiêu thụ nước trong quá trình nhuộm giao động rất lớn từ 16 – 900m cho 1 tấn sản phẩm.

Nếu bạn là người trong nghề thì có thể thấy, hầu như mọi công đoạn trong quá trình nhuộm hay hoàn tất sản phẩm đều có phát sinh nước thải. Thường thì thành phần nước thải dệt nhuộm thường không ổn định, còn tùy vào nguyên liệu, thiết bị nhuộm hay việc sử dụng các loại thuốc nhuộm có màu sắc và bản chất khác nhau mà cho ra các chất thải ô nhiễm khác nhau.

Nước thải dệt nhuộm thường có nhiệt độ, độ COD, BOD cao, thường thì rất khó xử lý những chất này bởi cấu tạo phức tạp của thuốc nhuộm hay nhiều thuốc trợ nhuộm được sử dụng trong quá trình nhuộm. Với khối lượng lớn hóa chất sử dụng như thế thì nước thải ngành dệt nhuộm có mức ô nhiễm rất cao và cần phải xử lý nó trước khi thải ra ngoài môi trường. Vậy phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm là gì ? Mời xem phần tiếp theo của bài viết.

Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Hiện nay với một hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm thì có nhiều phương pháp để xử lý, mỗi một phương pháp đều có một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng. Tuy nhiên, mỗi loại phương pháp hay công nghệ xử lý nước thải đều phải loại bỏ được các yếu tố thành phần như độ màu, nhiệt độ, các chất COD, BOD hay các chất kim loại nặng,….

  • Phương pháp hóa học: đây là phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm dùng các tác nhân hóa học để trung hòa hoặc oxy hóa các chất độc hại có trong nước thải qua các quá trình khử trùng, keo tụ,…
  • Phương pháp cơ học: xử lý nước thải bằng phương pháp này sẽ loại bỏ các vật chất có kích thước lớn, tách chất không hòa tan bằng các cách lọc, song chắn rác thô,…
  • Phương pháp sinh học: phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải để loại bỏ các chất COD, BOD,… quá trình sinh học có thể kết hợp với quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí.
  • Phương pháp hóa – lý: phương pháp này tùy thuộc vào đặc điểm của nước thải để khi kết hợp với quá trình keo tụ/tạo bông, lắng, lọc với mục đích loại bỏ độ màu, bỏ SS, bỏ một phần chất hữu cơ cùng các chất kim loại nặng.

>> Có thể bạn quan tâm: xử lý nước thải bệnh viện

Tìm hiểu về quy trình thực hiện của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Cùng xem sơ bộ về quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm qua hình sau:

xử lý nước thải dệt nhuộm

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm:

  • Bể tiếp nhận: nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được thu gom sẽ bơm tập trung về tiếp nhận. Trước khi về bể, nước thải dệt nhuộm sẽ đi qua thiết bị lược rác tinh để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn, các mảnh vụn nhỏ, các sợi chỉ mịn trước khi tiếp qua bể sau.
  • Bể điều hòa: tại các thời điểm sản xuất khác nhau thì cho ra nước thải có nồng độ cũng không ổn định và dao động rất lớn, vì thế mới có bể điều hòa. Bể này có tác dụng điều hòa lưu lượng và đảm bảo nồng độ trong nước thải luôn ở trạng thái ổn định hoặc dao động ở mức có thể chấp nhận được trước khi đi vào hệ thống.
  • Tháp giải nhiệt: tháp giải nhiệt có tác dụng hạ nhiệt độ của nước thải xuống dưới 40 độ C trước khi đi vào các bể xử lý khác.
  • Bể keo tụ: khi nước thải được bơm vào bể keo tụ, tại đây hóa chất điều chỉnh độ pH được bơm vào để điều chỉnh pH đế giá trị tối ưu nhất (thường thì khoảng 6 – 6.5 là tối ưu) của quá trình phản ứng keo tụ. Đồng thời các hóa chất trợ keo tụ PAC cũng được bơm song song rồi trộn đều bằng motor để tạo tiếp xúc tốt nhất giữa hóa chất và nước thải.
  • Bể tạo bông: tại bể này, hóa chất tạo bông polymer sẽ được bơm vào bể để tăng hiệu quả tạo bông.
  • Bể tuyển nổi: Tại bể tuyển nổi DAF, hỗn hợp khí và nước thải được tạo ra nhờ máy nén khí – AC  và bồn tạo áp làm tăng hiệu quả tách cặn lơ lửng nhờ các bọt khí li ti, giúp giảm lượng chất hữu cơ và tăng hiệu quả xử lý cho quá trình xử lý sinh học phía sau. Lượng cặn nổi trên bề mặt được tách khỏi nước thải nhờ thiết bị gạt tự động, được dẫn xuống vị trí thu gom và thải bỏ nơi quy định.
  • Bể trung gian: bể này có tác dụng ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm có trong nước thải, đồng thời điều chỉnh độ pH.
  • Bể UASB: sau khi đã ổn định về lưu lượng và nồng độ ô nhiễm từ bể trung gian, nước thải sẽ được các bơm chìm bơm vào thiết bị xáo trộn trước khi đi vào bể UASB. Chức năng của bể này là phân hủy kỵ khí các chất hữ cơ có trong nước thải bằng bùn kỵ khí lơ lửng ở trong đáy bể.
  • Bể Aerotank: tại bể này nước thải sẽ tiếp tục được xử lý sinh học hiếu khí. Bể bùn hoạt tính hiếu khí sử dụng vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính lơ lửng) trong điều kiện giàu oxy (DO >2mg/l) nhằm loại bỏ chất hữu cơ và một phần độ màu của nước thải. Hệ thống máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động.
  • Bể lắng: tại bề này xảy ra quá trình tách bông bùn khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực. Bùn lắng sau khi được bơm tới bể chứa bùn và phần bùn hồi lưu bổ sung vi sinh vật cho bể bùn hoạt tính hiếu khí.
  • Bể lọc áp lực than hoạt tính: tác dụng của bể này là xử lý các chất khó phân hủy sinh học còn lại sau các quá trình xử lý và độ màu còn lại trong nước thải trước khi đưa nước thải ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải sau khi xử lý từ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm sẽ đạt quy chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT cột A.

xử lý nước thải dệt nhuộm

Có hay không chọn dịch vụ của công ty xử lý nước thải dệt nhuộm SGE ?

Như các bạn đã đọc sơ qua bài viết thì có thể thấy hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm là một hệ thống lớn, đòi hỏi cao về kinh nghiệm cũng như tay nghề của người thực hiện thiết kế thi công. Vì thế, nếu bạn tìm một công ty xử lý nước thải thay bạn thực hiện thì đầu tiên nên tìm hiểu về tay nghề của họ, xem họ có đáp ứng thiết kế được một hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm với chuẩn đầu ra nước thải đạt quy chuẩn hay không.

Công ty xử lý nước thải SGE chúng tôi là một công ty chuyên tiến hành thiết kế và trực tiếp thi công hệ thống xử lý nước thải với nhiều loại ngành nghề và dệt nhuộm là một trong số đó. Chúng tôi đã hoạt động nhiều năm nên so về tay nghề thì SGE chúng tôi không hề kém cạnh với các công ty xử lý nước thải lâu năm khác trên thị trường. Điểm lợi khi đến với dịch vụ của chúng tôi đó là bạn sẽ được thực hiện với chi phí ưu đãi nhất, vì chúng tôi tham gia trực tiếp thiết kế và thi công không qua trung gian nên chi phí sẽ tốt hơn rất nhiều.

Mọi thông tin cần được hỗ trợ hay tư vấn thêm về hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm này, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0909.997.365 – 0985.802.803
Mail: xulymoitruongsg.vn@gmail.com
Website: moitruongsge.com
Rate this post