Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường (hay còn có tên ngắn gọn là báo cáo hoàn thành ĐTM). Đây là loại hồ sơ quan trọng mà doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện theo quy định của pháp luật nếu trong trường hợp trước khi đi vào hoạt động doanh nghiệp đã lập đánh giá tác động môi trường ĐTM. Chi tiết về hồ sơ này như thế nào, quý doanh nghiệp có thể xem qua bài viết sau để hiểu hơn nhé.
Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường là hồ sơ như thế nào ?
Ngày nay, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của ngành môi trường như hiện nay thì hầu hết các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động đều cần phải tiến hành lập hồ sơ ban đầu như kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường ĐTM. Tuy nhiên, ít có doanh nghiệp lại biết khi lập ĐTM và được phê duyệt thì doanh nghiệp cần phải lập thêm một loại hồ sơ khác đó là báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
Đây là một loại hồ sơ bắt buộc lập đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có công trình xử lý chất thải như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải y tế,… Việc cố tình không lập hoặc cố ý không biết về hồ sơ này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Chi tiết tìm hiểu thêm về hồ sơ, quý doanh nghiệp có thể theo dõi tiếp ở phần sau.
>> Xem thêm về hồ sơ khác: mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường
Vì sao doanh nghiệp cần lập báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường ?
Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường (hay còn được gọi là báo cáo hoàn thành ĐTM), đây là một loại hồ sơ quan trọng, hồ sơ mà doanh nghiệp cần lập theo quy định của pháp luật. Có 4 mục đích khi lập hồ sơ này như sau:
– Thứ nhất, hồ sơ là căn cứ chứng minh dự án đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, mọi hoạt động từ dự án và nguồn thải phát sinh được xử lý triệt để không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
– Thứ hai, là hồ sơ để cho các cơ quan có thẩm quyền đánh giá và quản lý hiệu quả công trình bảo vệ môi trường tại nơi dự án hoạt động.
– Thứ ba, lập hồ sơ được xem là một biện pháp hữu hiệu để kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động của nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
– Thứ tư, góp phần phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các căn cứ pháp lý liên quan đến việc lập báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường
– Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường.
– Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022;
– Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
Quy trình các bước lập báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường
Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, hay nói tóm gọn lại là báo cáo hoàn thành ĐTM. Đây là hồ sơ lớn ngang tầm với hồ sơ ĐTM mà doanh nghiệp lập trước khi đi vào hoạt động, vì thế cần chú trọng trong việc thực hiện hồ sơ.
SGE là công ty tư vấn môi trường hàng đầu chuyên về việc tư vấn và thực hiện lập hồ sơ môi trường lập các loại hồ sơ môi trường nhanh nhất, rẻ nhất cho các doanh nghiệp gần xa. Chúng tôi có thể tiến hành lập hồ sơ báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp với các bước như sau:
– Bước 1: Tiến hành khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến dự án
– Bước 2: Cử nhân viên đến tận nơi dự án hoạt động để khảo sát, đo đạc và phân tích mẫu vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
– Bước 3: Tiến hành lập hồ sơ báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
– Bước 4: Gửi hồ sơ cho chủ doanh nghiệp xem và kiểm tra, ký hồ sơ.
– Bước 5: Nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định phê duyệt hồ sơ, cụ thể là cơ quan đã phê duyệt ĐTM cho doanh nghiệp trước đó.
– Bước 6: Cơ quan chức năng có thể tiến hành kiểm tra và tổ chức lấy lại mẫu để kiểm chứng nếu cần.
– Bước 7: chỉnh sửa và bổ sung hồ sơ nếu có sai sót.
– Bước 8: Nhận quyết định phê duyệt và gửi lại hồ sơ đã hoàn thành phê duyệt cho doanh nghiệp.
Cảm ơn quý doanh nghiệp đã theo dõi bài viết trên của công ty tư vấn môi trường SGE chúng tôi, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0909997365, nhân viên chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: báo cáo công tác bảo vệ môi trường